Thị xã An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ngày 28-2 và 1-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 năm Quý Mão), tại An Khê trường và An Khê đình (thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo), thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ cúng Quý Xuân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thắp hương tại lễ cúng Quý Xuân. Ảnh: Ngọc Minh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thắp hương tại lễ cúng Quý Xuân. Ảnh: Ngọc Minh

Dự lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch; lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh; lãnh đạo Thị ủy, UBND thị xã An Khê, các ban, ngành liên quan cùng đông đảo người dân An Khê.

Lễ cúng Quý Xuân được tiến hành theo nghi thức truyền thống do các thành viên Ban Nghi lễ đình An Khê thực hiện. Tại các nơi diễn ra cúng Quý Xuân, các đại biểu dâng hương bày tỏ lòng biết ơn đối với bậc tiền nhân đã có công khai khẩn đất đai, lập làng, lập xã; cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Các thành viên Ban Nghi lễ đình An Khê cúng Quý Xuân theo nghi thức truyền thống. Ảnh: Ngọc Minh

Các thành viên Ban Nghi lễ đình An Khê cúng Quý Xuân theo nghi thức truyền thống. Ảnh: Ngọc Minh

Theo phong tục, ngày 9-2 âm lịch, Ban Nghi lễ đình An Khê cùng các bô lão, đội nghênh long đình tiến hành nghinh sắc thần (sắc phong vua ban) từ An Khê trường vào An Khê đình. Tại An Khê đình, khoảng 1 giờ ngày 10-2 âm lịch, Ban Nghi lễ tiến hành tế lễ; dâng lễ vật, gồm: 1 con heo nguyên sinh (heo không luộc chín để nguyên con), trái cây, hoa, xôi chè… Giữa không gian linh thiêng, hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng vang vọng, các cụ thực hiện các bước cúng Quý Xuân cầu mong một năm bình yên, may mắn, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc.

Sáng sớm 10-2 âm lịch, người dân tề tựu về An Khê đình dự lễ cúng Quý Xuân rồi theo đoàn nghinh sắc thần từ An Khê đình quay lại An Khê trường. Dẫn đầu đoàn nghinh sắc thần là vị trưởng lão cùng đội nghênh long đình, cầm cờ ngũ hành, binh khí trong trang phục binh lính thời xưa, đầu đội nón, oai phong tiến về phía trước. Kế đến là các chức sắc, người dân trong vùng theo sau. Về An Khê trường, sắc thần được nghinh đưa vào long đình, cất giữ cẩn thận.

Nghinh sắc thần từ An Khê trường về An Khê đình. Ảnh: Ngọc Minh

Nghinh sắc thần từ An Khê trường về An Khê đình. Ảnh: Ngọc Minh

Tại An Khê trường và nhà tiền nhơn-nơi thờ các vị tiền hiền, Ban nghi lễ đình An Khê tiếp tục tế lễ với các bước đọc văn tế thần, dâng hương, dâng đèn, trà, quả, cúng Quý Xuân giống như ở An Khê đình; thể hiện lòng tôn kính, biết ơn các vị thần linh và các bậc tiền nhân có công lao xây dựng làng xã, đồng thời thể hiện nếp sống văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng và thờ cúng ông bà của người Việt ở vùng đất An Khê.

Theo các cụ kể lại, trước đây, sắc phong vua ban (sắc thần) được gìn giữ, bảo quản tại đình An Lũy (An Khê đình). Đình được xây dựng trên gò đất cao, bao quanh bởi rừng già, cây cổ thụ. Khi đó, nhà cửa còn thưa thớt. Để giữ gìn sắc thần, người dân trong vùng cùng các cụ trong Ban Nghi lễ đình đóng góp công của, xây dựng nhà sắc gần khu dân cư, tiện bề bảo vệ. Sau đó, sắc thần được nghinh về bảo quản tại Nhà sắc và đổi tên là An Khê trường. Từ đó về sau, lễ cúng Quý Xuân tại Tổ đình diễn ra trong 2 ngày 9 và 10-2 âm lịch hàng năm.

Ngay sau lễ cúng Quý Xuân ở An Khê đình-An Khê trường, các vạn An Xuyên, An Tân, An Tập, An Phong, Miếu sở và các am, dinh trên địa bàn thị xã An Khê, huyện Đak Pơ cũng lần lượt cúng Quý Xuân.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.