Thị xã An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 28-2 và 1-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 năm Quý Mão), tại An Khê trường và An Khê đình (thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo), thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ cúng Quý Xuân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thắp hương tại lễ cúng Quý Xuân. Ảnh: Ngọc Minh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thắp hương tại lễ cúng Quý Xuân. Ảnh: Ngọc Minh

Dự lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch; lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh; lãnh đạo Thị ủy, UBND thị xã An Khê, các ban, ngành liên quan cùng đông đảo người dân An Khê.

Lễ cúng Quý Xuân được tiến hành theo nghi thức truyền thống do các thành viên Ban Nghi lễ đình An Khê thực hiện. Tại các nơi diễn ra cúng Quý Xuân, các đại biểu dâng hương bày tỏ lòng biết ơn đối với bậc tiền nhân đã có công khai khẩn đất đai, lập làng, lập xã; cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Các thành viên Ban Nghi lễ đình An Khê cúng Quý Xuân theo nghi thức truyền thống. Ảnh: Ngọc Minh

Các thành viên Ban Nghi lễ đình An Khê cúng Quý Xuân theo nghi thức truyền thống. Ảnh: Ngọc Minh

Theo phong tục, ngày 9-2 âm lịch, Ban Nghi lễ đình An Khê cùng các bô lão, đội nghênh long đình tiến hành nghinh sắc thần (sắc phong vua ban) từ An Khê trường vào An Khê đình. Tại An Khê đình, khoảng 1 giờ ngày 10-2 âm lịch, Ban Nghi lễ tiến hành tế lễ; dâng lễ vật, gồm: 1 con heo nguyên sinh (heo không luộc chín để nguyên con), trái cây, hoa, xôi chè… Giữa không gian linh thiêng, hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng vang vọng, các cụ thực hiện các bước cúng Quý Xuân cầu mong một năm bình yên, may mắn, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc.

Sáng sớm 10-2 âm lịch, người dân tề tựu về An Khê đình dự lễ cúng Quý Xuân rồi theo đoàn nghinh sắc thần từ An Khê đình quay lại An Khê trường. Dẫn đầu đoàn nghinh sắc thần là vị trưởng lão cùng đội nghênh long đình, cầm cờ ngũ hành, binh khí trong trang phục binh lính thời xưa, đầu đội nón, oai phong tiến về phía trước. Kế đến là các chức sắc, người dân trong vùng theo sau. Về An Khê trường, sắc thần được nghinh đưa vào long đình, cất giữ cẩn thận.

Nghinh sắc thần từ An Khê trường về An Khê đình. Ảnh: Ngọc Minh

Nghinh sắc thần từ An Khê trường về An Khê đình. Ảnh: Ngọc Minh

Tại An Khê trường và nhà tiền nhơn-nơi thờ các vị tiền hiền, Ban nghi lễ đình An Khê tiếp tục tế lễ với các bước đọc văn tế thần, dâng hương, dâng đèn, trà, quả, cúng Quý Xuân giống như ở An Khê đình; thể hiện lòng tôn kính, biết ơn các vị thần linh và các bậc tiền nhân có công lao xây dựng làng xã, đồng thời thể hiện nếp sống văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng và thờ cúng ông bà của người Việt ở vùng đất An Khê.

Theo các cụ kể lại, trước đây, sắc phong vua ban (sắc thần) được gìn giữ, bảo quản tại đình An Lũy (An Khê đình). Đình được xây dựng trên gò đất cao, bao quanh bởi rừng già, cây cổ thụ. Khi đó, nhà cửa còn thưa thớt. Để giữ gìn sắc thần, người dân trong vùng cùng các cụ trong Ban Nghi lễ đình đóng góp công của, xây dựng nhà sắc gần khu dân cư, tiện bề bảo vệ. Sau đó, sắc thần được nghinh về bảo quản tại Nhà sắc và đổi tên là An Khê trường. Từ đó về sau, lễ cúng Quý Xuân tại Tổ đình diễn ra trong 2 ngày 9 và 10-2 âm lịch hàng năm.

Ngay sau lễ cúng Quý Xuân ở An Khê đình-An Khê trường, các vạn An Xuyên, An Tân, An Tập, An Phong, Miếu sở và các am, dinh trên địa bàn thị xã An Khê, huyện Đak Pơ cũng lần lượt cúng Quý Xuân.

Có thể bạn quan tâm

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

(GLO)- Sáng 28-3, tại huyện Phú Thiện, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực", giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Plei Ơi.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Lên núi săn cua đá

Lên núi săn cua đá

(GLO)- Nằm ở vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai, nơi dòng sông Ayun hợp lưu với dòng chính sông Ba, thung lũng Ayun Pa không chỉ sở hữu đất đai phù sa màu mỡ mà còn đầy ắp sản vật. Một trong số đặc sản của vùng là cua đá.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.