Gia Lai: Nhiều hoạt động kỷ niệm 10 năm khánh thành Quảng trường Đại Đoàn Kết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch số 175/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 10 năm công trình Quảng trường Đại Đoàn Kết khánh thành, đưa vào sử dụng và trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Theo đó, chương trình tọa đàm, trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh “Danh lam thắng cảnh Quảng trường Đại Đoàn Kết” dự kiến diễn ra vào ngày 17-3-2023 tại TP. Pleiku.

Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, chính trị quan trọng của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, chính trị quan trọng của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Nội dung tọa đàm xoay quanh giá trị thẩm mỹ, kiến trúc, cảnh quan và những đóng góp tích cực, hiệu quả của công trình trong công tác giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa, du lịch cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa, chính trị quan trọng của tỉnh thời gian qua. Mặt khác đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục phát huy các giá trị nói trên gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, Bảo tàng tỉnh sẽ trưng bày triển lãm: “Quảng trường Đại Đoàn Kết-10 năm, một chặng đường” tại buổi tọa đàm và tại Quảng trường nhằm giới thiệu quá trình hình thành, xây dựng Quảng trường; các hoạt động, sinh hoạt đã được tổ chức tại đây…, qua đó nhấn mạnh vai trò của Quảng trường Đại Đoàn Kết với Nhân dân địa phương; nâng cao ý thức bảo vệ di tích.

Theo yêu cầu của UBND tỉnh, các hoạt động kỷ niệm 10 năm khánh thành công trình Quảng trường Đại Đoàn Kết cần hiệu quả, thiết thực, không phô trương và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

Tọa đàm “Sách-niềm đam mê của tôi”

(GLO)- Tối 16-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai phối hợp với Trường THPT chuyên Hùng Vương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Sách-niềm đam mê của tôi”.

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

(GLO)- Trang phục mỗi dân tộc đều mang một câu chuyện văn hóa, lịch sử riêng. Tôn vinh văn hóa qua thời trang cũng là tinh thần của hoạt động trình diễn trang phục dân tộc, để lại dấu ấn khó quên trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa qua.
Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

Người Jrai ở Krông Pa lưu giữ nếp nhà dài

(GLO)- 

Kiến trúc nhà ở phần nào thể hiện nét văn hóa trong đời sống của một cộng đồng. Với người Jrai ở huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai), văn hóa ấy thể hiện rõ nét qua từng nếp nhà dài, chở che qua bao thế hệ.

Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.