Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm ảnh. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm ảnh. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Triển lãm tổ chức tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh, trưng bày 135 bức ảnh thể hiện trên 30 pa nô, chia làm 6 phần: Võ cổ truyền Bình Định - Hào khí đất Võ; Nghệ thuật bài chòi dân gian - Di sản nhân loại; Nghệ thuật hát bội Bình Định - Sân khấu truyền thống đặc sắc; Lễ hội chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn - Không gian gắn kết cộng đồng; Nghề chằm nón ngựa Phú Gia - Dấu ấn trăm năm; Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý - Sắc màu dân gian. Triển lãm ảnh góp phần tôn vinh giá trị 6 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Bình Định, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của di sản phi vật thể trong đời sống hiện đại, gắn kết thế hệ trẻ với di sản văn hóa dân tộc; quảng bá hình ảnh đất và người Bình Định, thúc đẩy phát triển du lịch.

Biểu diễn trống trận Tây Sơn và võ cổ truyền Bình Định. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Biểu diễn trống trận Tây Sơn và võ cổ truyền Bình Định. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Biểu diễn bài chòi dân gian. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Biểu diễn bài chòi dân gian. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Cùng với trưng bày triển lãm ảnh, Bảo tàng tỉnh còn tổ chức không gian đa phương tiện phục vụ công chúng tham quan, tìm hiểu về quá trình bảo tồn và phát triển các di sản quốc gia; check-in chụp ảnh với mặt nạ hát bội, bộ thẻ bài chòi, nón lá Tây Sơn, nón ngựa Phú Gia…

Đại biểu xem triển lãm ảnh. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Đại biểu xem triển lãm ảnh. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Trong khuôn khổ sự kiện, Bảo tàng Quang Trung cũng sẽ phối hợp Bảo tàng tỉnh tổ chức triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa Bình Định - Tinh hoa hội tụ” từ ngày 17 - 20.5, tại khuôn viên Bảo tàng Quang Trung. Triển lãm ảnh sẽ giới thiệu về 6 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Bình Định, hệ thống các di tích: Tháp Chăm, phong trào nông dân Tây Sơn; anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Bình Định; bảo vật quốc gia của Bình Định…

Theo NGỌC NHUẬN (Báo Bình Định)

Có thể bạn quan tâm

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

Làm báo vùng khó

Làm báo vùng khó

(GLO)- Đã dấn thân vào nghề báo, ai cũng hiểu rõ những thử thách phải vượt qua, nhất là khi tác nghiệp ở vùng khó. Song chính khi đó, chúng tôi càng hiểu rõ hơn tình cảm mà người dân dành cho người cầm bút.

null