Tổ chức 2 triển lãm “Đường cách mạng-Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc”, “Di sản Hán-Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bảo tàng tỉnh Gia Lai sẽ khai mạc 2 triển lãm mang tên “Đường cách mạng – Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” và “Di sản Hán – Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai” vào sáng 16-5.

Đây là hoạt động nhằm chào mừng Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), hướng đến kỷ niệm 114 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025); đồng thời kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc và Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh.

50dd0636-458b-4aa0-b6a9-e256bc7163bb.jpg
Bảo tàng tỉnh Gia Lai sẽ khai mạc 2 triển lãm mang tên “Đường cách mạng – Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” và “Di sản Hán – Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai” vào sáng 16-5. Ảnh T.L

Trong đó, triển lãm “Đường cách mạng – Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” với hơn 250 hình ảnh, tư liệu, câu trích được bố cục 4 phần, cụ thể: Phần 1: Từ hai bàn tay trắng gây dựng tổ chức cách mạng; phần 2: Trăm ơn - Cùng chung mối thù, đoàn kết chống ngoại xâm; phần 3: Ngàn nghĩa giúp đỡ lẫn nhau và mối quan hệ thân thiết; phần 4: Tinh thần hữu nghị, quang vinh muôn đời.

Thông qua bộ triển lãm, nhằm giới thiệu về con đường cách mạng và theo dấu chân vinh quang của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc. Qua các hình ảnh tư liệu thể hiện toàn diện hoạt động của Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, những cống hiến, hy sinh lớn lao trong quá trình hoạt động cách mạng và những đóng góp của Người cho việc vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.

Triển lãm “Di sản Hán – Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai” với hơn 100 hiện vật, tài liệu, hình ảnh nội dung giới thiệu di sản tư liệu Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo các nhóm chủ đề gồm 3 phần: phần 1: Sắc phong tặng cho các vị thần linh; phần 2: Sắc lệnh phong cấp cho những người có công và giấy tờ mua bán ruộng đất; phần 3: Văn tự Hán Nôm thuộc các loại hình khác

Thông qua triển lãm giúp người dân trong và ngoài tỉnh nhận thức đầy đủ hơn về lịch sử, văn hoá của Gia Lai thông qua di sản tư liệu Hán Nôm trên địa bàn tỉnh.

Triển lãm khai mạc vào lúc 8 giờ ngày 16-5. Trong đó, triển lãm “Đường cách mạng - Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” diễn ra từ ngày 16-5 đến hết ngày 10-6-2025; triển lãm “Di sản Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai” diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10-2025. Địa điểm triển lãm tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai (số 21 Trần Hưng Đạo, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null