Hơn 200 tài liệu tại triển lãm 'Non sông liền một dải'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Triển lãm “Non sông liền một dải” giới thiệu đến công chúng hơn 200 đơn vị tài liệu với gần 450 trang văn bản, bản đồ, hình ảnh từ lưu trữ quốc gia Việt Nam, Thông tấn xã và sưu tầm từ các cá nhân, tổ chức.

Triển lãm “Non sông liền một dải” giới thiệu đến công chúng hơn 200 đơn vị tài liệu với gần 450 trang văn bản, bản đồ, hình ảnh từ lưu trữ quốc gia Việt Nam, Thông tấn xã và sưu tầm từ các cá nhân, tổ chức.

Ngày 25-4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II khai mạc triển lãm chuyên đề “Non sông liền một dải” tại khuôn viên tòa nhà Tổ chức sử dụng tài liệu khu vực phía Nam, số 2 Ter Lê Duẩn, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025). Đây là sự kiện mở màn cho chuỗi hoạt động văn hóa tại không gian lưu trữ hiện đại, tiền đề quan trọng trong hành trình hiện đại hóa công tác gìn giữ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia - di sản của dân tộc tại khu vực phía Nam. Triển lãm mở cửa xuyên suốt dịp lễ 30-4 và kéo dài đến tháng 6-2025.

Quang cảnh chương trình khai mạc
Quang cảnh chương trình khai mạc

Triển lãm “Non sông liền một dải” giới thiệu đến công chúng hơn 200 đơn vị tài liệu với gần 450 trang văn bản, bản đồ, hình ảnh từ lưu trữ quốc gia Việt Nam, Thông tấn xã và sưu tầm từ các cá nhân, tổ chức.

Thông qua nội dung phong phú, đa chiều, triển lãm góp phần tái hiện trang sử hào hùng của những ngày cả dân tộc tiến lên Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975, mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng đất nước.

Triển lãm còn mang ý nghĩa sâu sắc về vai trò giáo dục lịch sử và lan tỏa tinh thần yêu nước thông qua tài liệu lưu trữ. Những “chứng nhân của lịch sử” là tài liệu lưu trữ kể lại câu chuyện hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử năm xưa, đưa người xem bước vào hành trình lịch sử nhiều cảm xúc với 3 chủ điểm.

Chủ điểm Hiệp định Paris về Việt Nam – cánh cửa đến hoà bình, triển lãm giới thiệu 19 tài liệu, hình ảnh đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Thông tấn xã Việt Nam, trong đó có nhiều tài liệu được chính quyền Sài Gòn xếp vào loại mật và tối mật. Nội dung tài liệu phản ánh sách lược phá hoại Hiệp định Paris của Hoa Kỳ và chính quyền Thiệu.

Triển lãm với 3 chủ điểm
Triển lãm với 3 chủ điểm

Nội dung chủ điểm thứ hai được phản ánh qua 133 đơn vị tài liệu, gồm văn bản, hình ảnh, bản đồ đang được lưu giữ tại lưu trữ quốc gia Việt Nam, lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ, Thông tấn xã Việt Nam, các bảo tàng, phóng viên nhiếp ảnh,...

Tài liệu được sắp xếp theo trình tự diễn tiến các chiến dịch lớn của quân và dân Việt Nam trong tiến trình làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, như: Phước Long - nơi mở đầu mùa Xuân đại thắng; Chiến dịch Tây nguyên mở đầu tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975; Chiến dịch Huế - Đà Nẵng giải phóng hoàn toàn duyên hải miền Trung;...

Triển lãm thu hút người trẻ đến tìm hiểu.
Triển lãm thu hút người trẻ đến tìm hiểu.

Triển lãm “Non sông liền một dải” còn giới thiệu hơn 50 hình ảnh về niềm hân hoan của nhân dân một dân tộc đập tan xiềng xích nô lệ và ách xâm lược thực dân, đế quốc, hồ hởi đón mừng đại thắng mùa Xuân năm 1975; công cuộc Hiệp thương chính trị, tiến tới bầu cử Quốc hội, thực hiện thống nhất nước nhà sau ngày miền Nam giải phóng.

Cùng trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II giới thiệu 2 triển lãm.

Trong đó, triển lãm chuyên đề “Giá trị một nguồn di sản” nhằm giới thiệu lịch sử gần 50 năm xây dựng và phát triển của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II - nơi đang gìn giữ nguồn di sản đặc biệt có giá trị của quốc gia, dân tộc.

Triển lãm “50 dấu ấn quy hoạch đô thị Sài Gòn - TPHCM”, giới thiệu 50 bản đồ và nhiều hình ảnh từ lưu trữ quốc gia, Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM phản ánh tiến trình quy hoạch, phát triển Sài Gòn – TPHCM trong gần 250 năm.

Theo PHƯƠNG UYÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.