Giới khảo cổ choáng ngợp trước thành phố cổ dưới nước 5.000 năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thành phố Pavlopetri, một quần thể kiến trúc dưới nước ở ngoài khơi bờ biển phía nam Laconia, thuộc Peloponnese, Hy Lạp, được xác định có niên đại khoảng 5000 năm tuổi.

 

 Ảnh: Jon Henderson.
Ảnh: Jon Henderson.



Nơi độc đáo này đã từng có một nền văn minh tiên tiến. Sau đó, một điều gì đó đã xảy ra và thành phố biến mất trong vòng vây của biển.

Một số người cho rằng đây là thành phố lâu đời nhất thế giới và những tàn tích dưới nước này là những gì còn lại của thành phố huyền thoại Atlantis.  

Cả một thị trấn đang ngủ yên dưới nước, bao gồm đường phố, tòa nhà, sân trong và lăng mộ. Pavlopetri có ít nhất 15 tòa nhà chìm trong ba đến bốn mét nước. Các bức tường được làm từ các khối cấu trúc aeilianite, đá sa thạch và đá vôi chưa cắt, đặc biệt, chúng được xây dựng mà không cần vữa.


 

Hình ảnh phục chế một tòa nhà trong thành phố. Ảnh: BBC.
Hình ảnh phục chế một tòa nhà trong thành phố. Ảnh: BBC.



Tàn tích của thành phố cổ có diện tích khoảng 50.000 mét vuông.

Pavlopetri là có lẽ là một thị trấn cảng thịnh vượng nơi người cổ đại tiến hành giao thương trong  phạm vi địa phương và khắp vùng Địa Trung Hải – vùng vịnh cát được bảo vệ chặt chẽ là nơi vô cùng lý tưởng để đưa những chiếc tàu Bronze Age lên cạn.  

Thành phố cổ Pavlopetri được phát hiện vào năm 1967 bởi Nicholas Flemming và được vẽ lại bản đồ vào năm 1968 bởi một nhóm các nhà khảo cổ học đến từ Cambridge. Việc phát hiện ra nó đã cung cấp những hiểu biết mới vô cùng hữu ích về hoạt động của xã hội Mycenaean.

Năm 2009, các nhà khoa học đã khám phá ra các sản phẩm đồ gốm tuyệt đẹp thời đồ đá mới. Nhà khảo cổ địa lý biển, Tiến sĩ Nic Flemming thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia, Southampton đã thốt lên: "Việc phát hiện ra đồ gốm thời đồ đá mới là không thể tin được! Chúng ta ta đang chứng kiến với một thành phố cảng có thể tồn tại từ 5000-6000 năm trước, những món hàng thương mại và những xác tàu lân cận cho thấy hình ảnh tái hiện về những chuyến ra biển cho hoạt động thương mại đầu tiên ở vùng Địa Trung Hải”.   


 

 Hình ảnh mô phỏng chiếc bình 3 chân từ 4000 năm trước ở thành phố. Ảnh: Jon Henderson.
Hình ảnh mô phỏng chiếc bình 3 chân từ 4000 năm trước ở thành phố. Ảnh: Jon Henderson.



Thành phố này thậm chí còn ra đời lâu hơn từ hai đến ba nghìn năm so với các thành phố ngập nước đã được phát hiện trước đây.

Tiến sĩ Flemming nói thêm: “Chúng tôi đã có bản quy hoạch gần như hoàn chỉnh của thành phố, các đường phố chính và tất cả các tòa nhà ngập trong nước. Nhờ đó chúng tôi có thể nghiên cứu cách nó được sử dụng như một bến cảng cho tàu thuyền cập bến và cách quản lý thương mại của thành phố cổ."  

Một nhóm các nhà khảo cổ học dưới nước đã nỗ lực hết mình để đưa thành phố chìm đắm bí ẩn này trở lại với con người. Với sự giúp đỡ của công nghệ tân tiến, họ đã tái thiết lại thành phố, khiến cho chúng ta cảm giác được du hành ngược thời gian đến thành phố Pavlopetri thời điểm 5.000 năm trước.

Thảo My (LĐO/Theo Ancientpage)

Có thể bạn quan tâm

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Stơr vang tiếng chiêng ngân

Stơr vang tiếng chiêng ngân

(GLO)- Chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) trong một ngày nắng vàng như mật. Tại đây, chúng tôi thêm một lần được hòa mình trong âm thanh rộn ràng của cồng chiêng, chiêm ngắm những bộ trang phục truyền thống của các bà, các mẹ. Tất cả tạo nên bức tranh thật đẹp và yên bình.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.