Khai quật tượng gỗ bán thân có niên đại 4.000 năm tại Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một nhóm các nhà khảo cổ học Thụy Sĩ và Pháp đã khai quật được một tượng gỗ bán thân hình đầu người có niên đại hơn 4.000 năm tại Saqqâra, Ai Cập.
 

Bức tượng gỗ bán thân được cho là chân dung Nữ hoàng Ankhnespepy II vừa được khai quật ở Saqqara.
Bức tượng gỗ bán thân được cho là chân dung Nữ hoàng Ankhnespepy II vừa được khai quật ở Saqqara.

Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là tượng của Nữ hoàng Ankhnespepy đệ Nhị, một trong những Nữ hoàng nổi tiếng nhất của triều đại thứ 6 thời Ai Cập cổ đại.

Dưới sự điều hành của Giáo sư Philippe Collombert thuộc Đại học Geneva, nhóm khảo cổ học này đang tiến hành các cuộc khai quật tại khu vực nghĩa địa cổ mang tên Saqqâra, tọa lạc ở phía Nam thủ đô Cairo. Được trang trí với các bông tai, bức tượng đầu người này có tỉ lệ gần như người thật. Bức tượng cao 30 cm, gồm cả phần cổ hiện ở tình trạng không tốt và cần được phục chế.

Triều đại thứ 6 (từ năm 2350 đến năm 2150 trước Công nguyên) là triều đại cuối cùng của đế quốc Ai Cập cổ đại. Nữ hoàng Ankhnespepy II lần lượt là vợ của Vua Pepy đệ Nhất và Vua Merenre đệ Nhất, đồng thời là người nhiếp chính trong những năm tháng con trai bà, vua Pepy đệ Nhị còn ít tuổi.

Đền thờ Nữ hoàng Ankhnespepy II là khu vực có diện tích nhỏ hơn và được xây sau phần đền thờ của nhà Vua. Tọa lạc ở tận cùng phía Tây Nam của nghĩa địa cổ Saqqâra, đền thờ Nữ hoàng Ankhnespepy II nằm trong khu vực dành cho các Hoàng hậu và thành viên Hoàng gia.

Theo nongnghiep

Có thể bạn quan tâm

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Stơr vang tiếng chiêng ngân

Stơr vang tiếng chiêng ngân

(GLO)- Chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) trong một ngày nắng vàng như mật. Tại đây, chúng tôi thêm một lần được hòa mình trong âm thanh rộn ràng của cồng chiêng, chiêm ngắm những bộ trang phục truyền thống của các bà, các mẹ. Tất cả tạo nên bức tranh thật đẹp và yên bình.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.