Chủ động tiêm phòng vắc xin và phòng-chống dịch bệnh lở mồm long móng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc tại một số địa phương thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị và Quảng Nam, nhiều địa phương trong tỉnh cũng đồng loạt triển khai thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Văn Gặp-Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Prông, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thị trấn Chư Prông có 7 con bò có triệu chứng mắc bệnh lở mồm long móng. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Thú y huyện đã phối hợp với UBND thị trấn kịp thời xử lý, khống chế, không để phát sinh thành điểm dịch cũng như lây lan; đồng thời, thường xuyên hướng dẫn nhân dân các biện pháp vệ sinh chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh bùng phát.

 

Tập quán chăn nuôi lạc hậu gây khó khăn cho công tác phòng-chống dịch bệnh lở mồm long móng của địa phương. Ảnh Hải Lê
Tập quán chăn nuôi lạc hậu gây khó khăn cho công tác phòng-chống dịch bệnh lở mồm long móng của địa phương. Ảnh Hải Lê

Tại huyện Đức Cơ, trước tình hình dịch bệnh lở mồm long móng xuất hiện tại một số địa phương trong cả nước, thực hiện Công điện khẩn số 28/CĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo về việc tăng cường phòng-chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp với Trạm Thú y, UBND các xã, thị trấn triển khai việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho gia súc. Đến nay, toàn huyện đã hoàn tất việc tiêm vắc xin lở mồm long móng trâu, bò đợt I (6.675 mũi) và đã tiến hành tiêm được 1.000/6.675 mũi vắc xin đợt II.

Song song với đó, huyện cũng triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường, cấp 324 lít hóa chất khử trùng Benkocid cho các xã, thị trấn và Ban Quản lý chợ Đức Cơ để phát cho các hộ chăn nuôi khu vực mua bán gia súc, các điểm giết mổ tập trung. Nhờ vậy đã tiêu độc, khử trùng được 645.600 m2 và tăng cường thực hiện công tác kiểm dịch động vật, tiến hành kiểm tra các quầy thuốc thú y về hạn sử dụng thuốc trong danh mục…

 

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra điểm dịch lở mồm long móng. Ảnh Hải Lê
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra điểm dịch lở mồm long móng. Ảnh Hải Lê

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đak Pơ, tổng đàn gia súc của huyện hiện có 16.600 con. Để chủ động phòng tránh dịch bệnh lở mồm long móng, huyện đã triển khai tiêm phòng 16.600 mũi vắc xin lở mồm long móng cho đàn gia súc (đợt I) và 7.800 mũi vắc xin lở mồm long móng đợt II. Đồng thời, đã cấp 340 lít hóa chất Benkocid cho các xã và các điểm chợ để vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường.

Ông Dương Ngọc Thanh- Phó Chi cục phó chi cục Thú y tỉnh, cho biết: Tổng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh hiện có 331.000 con. Tính đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành việc tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng đợt I cho đàn gia súc và đang tiến hành tiêm đợt II được 270.000/331.000 con.

Trước tình hình dịch bệnh xuất hiện tại địa bàn một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung, chính quyền địa phương đã chỉ đạo ngành chức năng tăng cường các biện pháp phòng-chống dịch bệnh trên đàn gia súc cũng như kiểm soát nguồn gia súc xuất-nhập vào địa bàn, công tác tiêu độc, khử trùng tại các khu vực lò mổ, chợ, khu chăn nuôi…

 

Tuy nhiên, công tác phòng-chống dịch bệnh lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh hiện đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh việc thiếu các phương tiện kỹ thuật cần thiết, địa bàn rộng, lực lượng cán bộ phụ trách thú y còn mỏng trong khi vẫn còn một bộ phận người dân chưa có ý thức chủ động trong công tác phòng-chống dịch bệnh cũng như phương thức chăn nuôi lạc hậu, tập quán chăn thả rông trâu bò… thì khó khăn lớn nhất hiện nay là ở vắc-xin tiêm phòng dịch lở mồm long móng.

Theo ông Thanh, tỉnh đã được cấp đủ lượng vắc xin cần thiết (331.000 liều vắc xin), tuy nhiên chỉ có một loại vắc xin duy nhất phòng-chống virus lở mồm long móng tuýp O, trong khi tại địa bàn các tỉnh lân cận như Kon Tum, Phú Yên, Đak Lak lại xuất hiện nhiều loại virus thuộc các tuýp khác nên nếu có sự lây lan các tuýp virus khác qua địa bàn thì khả năng phòng bệnh sẽ rất khó, dù đã được tiêm phòng vắc xin.

Cũng theo ông Thanh, từ đầu năm đến nay, nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và ngành chức năng, tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh luôn được đảm bảo, chưa để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm cũng như hình thành ổ dịch bệnh nào.

Hải Lê

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

(GLO)- Sáng 20-12, tại Tiểu khu 392 thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), Chi cục Kiểm lâm Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện và các chủ rừng diễn tập chữa cháy rừng năm 2024.

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.