Gia Lai: Hội nghị chuyên đề về Chương trình OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 16-10, tại TP. Pleiku, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị chuyên đề về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020. 

Tại hội nghị, PGS-TS. Trần Văn Ơn-chuyên gia OCOP Việt Nam đã truyền đạt kiến thức về Chương trình OCOP cho gần hơn 300 đại biểu; những kinh nghiệm sau 7 năm triển khai OCOP ở tỉnh Quảng Ninh và 2 năm triển khai OCOP quốc gia.

 Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lê Nam
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lê Nam


Theo đó, thực hiện chương trình OCOP là để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Nội dung của Chương trình OCOP là triển khai thường niên; xác định và phát triển sản phẩm dịch vụ OCOP; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP; đào tạo nhân lực; xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP; xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án thành phần. Người dân khi tham gia OCOP được nhà nước hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cải tiến sản phẩm, tổ chức sản xuất kinh doanh, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, để triển khai hiệu quả Chương trình OCOP cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Cũng tại hội nghị, PGS-TS. Trần Văn Ơn đã đưa ra những lưu ý khi triển khai Chương trình OCOP ở giai đoạn 2 là cần duy trì chu trình OCOP thường niên, tuân thủ 3 nguyên tắc của OCOP toàn cầu (địa phương hướng đến toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực), cần tập trung các ý tưởng sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới trong bán hàng phi tiếp xúc, mở rộng sản xuất, quản trị chất lượng, xúc tiến thương mại và ứng dụng OCOP 4.0...   

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2019, toàn tỉnh có 42 sản phẩm OCOP được Hội đồng đánh giá và phân hạng cấp tỉnh đánh giá đạt 3-4 sao (8 sản phẩm đạt 4 sao và 34 sản phẩm đạt 3 sao). Năm 2020, UBND tỉnh đã phân bổ hơn 17,2 tỷ đồng cho các địa phương để triển khai Chương trình OCOP và dự kiến có khoảng 80 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng cấp tỉnh.

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.