Hà Tĩnh: Nuôi con đặc sản bán Tết, lùng mua lợn rừng, gà chân to, chậm chân là hết "cửa" đặt tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ hơn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thời điểm này tại nhiều trang trại chăn nuôi các con vật đặc sản như lợn rừng, gà Đông Tảo ở tỉnh Hà Tĩnh đang nhộn nhịp khách đến đặt hàng.

Chỉ hơn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thời điểm này tại nhiều trang trại chăn nuôi các con vật đặc sản như lợn rừng, gà Đông Tảo, gà chọi, dê núi… ở tỉnh Hà Tĩnh đang nhộn nhịp khách đến đặt hàng...

 

Người chăn nuôi tỉnh Hà Tĩnh tích cực chăm sóc, tăng cường thức ăn, vệ sinh chuồng trại để con vật nuôi đặc sản kịp xuất chuồng dịp Tết. (Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN)
Người chăn nuôi tỉnh Hà Tĩnh tích cực chăm sóc, tăng cường thức ăn, vệ sinh chuồng trại để con vật nuôi đặc sản kịp xuất chuồng dịp Tết. (Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN)


Nhiều năm trở lại đây, người tiêu dùng tỉnh Hà Tĩnh đang chuyển sang xu hướng chọn mua các mặt hàng đặc sản sử dụng trong dịp lễ, tết. Vì vậy, đây cũng là thời điểm người chăn nuôi các con vật đặc sản tiêu thụ sản phẩm dễ dàng với giá cao, lợi nhuận lớn.

Để chuẩn bị cho dịp tết, trang trại nuôi gà Đông Tảo của anh Nguyễn Chân Sang (Tổ dân phố 12, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đang tất bật chăm sóc cho số gà Đông Tảo kịp xuất bán vụ Tết.

Gà Đông Tảo là loại đặc sản chuyên để dâng vua chúa thời phong kiến, giống gà này chân to, da đỏ chót, dáng oai vệ, lông màu trái mận. Thịt gà dai giòn, từ xưa tới nay luôn là món ăn được nhiều gia đình ưa thích.

Anh Nguyễn Chân Sang, chủ trang trại gà Đông Tảo cho biết: "Hiện trang trại có hơn 400 con gà Đông Tảo; trong đó, hơn 200 con loại từ 3,5 – 4,5 kg để xuất bán cho thị trường Tết Nguyên đán. Giá bán mỗi kg gà thịt từ 300.000 đồng và mỗi con gà biếu từ 2 - 5 triệu đồng. Đến thời điểm này đã có 2/3 số gà trong trại đã có người đặt mua tiêu thụ dịp tết.”

Là chủ trang trại có thâm niên nuôi lợn rừng từ hàng chục năm nay, ông Nguyễn Văn Toản (thôn Mỹ Hà, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, chưa có năm nào như năm nay, đến thời điểm này số lợn rừng xuất bán vụ Tết của gia đình với khoảng hơn 30 con đã được khách hàng đặt cọc hết.

Theo chia sẻ của ông Toản, tiếc nuối vì “cung” không đủ “cầu” nên năm sau gia đình ông sẽ mở rộng quy mô trang trại nuôi thêm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân. Lợn rừng thả tuy chi phí ít nhưng thời gian nuôi lâu, từ 7 tháng trở lên, đạt trên 25 kg mới có thể xuất chuồng với giá từ 160.000 - 180.000 đồng/kg lợn hơi.

Tại Hà Tĩnh hiện nay, nguồn cung các loại con đặc sản tương đối dồi dào và đa dạng, ngoài gà Đông Tảo, lợn rừng… nhiều hộ gia đình còn chăn nuôi dê, gà chọi, thỏ, dúi…

Ông Lê Văn Hoán (thôn Hưng Trung, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) chia sẻ, gia đình tôi hiện nuôi hơn 30 con dê núi, trong bữa tiệc tất niên hoặc đầu năm mới của các gia đình, cơ quan thường chọn món dê với mong muốn một năm mới may mắn. Hiện nay, số lượng dê trong chuồng đã có khách đặt hàng hẹn ngày lấy đến hơn một nửa.

Để đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi trong thời tiết hiện nay, ngành chức năng Hà Tĩnh khuyến cáo người chăn nuôi phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng, duy trì nhiệt độ chuồng ổn định.

Ngoài ra, cần lưu ý các biện pháp chống rét, chú ý khẩu phần ăn phù hợp để vật nuôi đủ sức đề kháng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt cũng như có cách phòng bệnh bằng dân gian, bảo đảm vật nuôi luôn khỏe mạnh để có thể kịp xuất chuồng vào vụ tết.

https://danviet.vn/ha-tinh-nuoi-con-dac-san-ban-tet-lung-mua-lon-rung-ga-chan-to-cham-chan-la-het-cua-dat-tien-20210122161159353.htm
 

Theo Hoàng Thị Ngà (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

(GLO)- Minh bạch đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, từng bước nâng tầm giá trị hạt cà phê là hướng đi của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Gia Lai để xây dựng ngành hàng cà phê bền vững, vươn tới các thị trường khó tính.

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.
Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

(GLO)- Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ 53 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo.

Cây cà phê bén đất Ayun

Cây cà phê bén đất Ayun

(GLO)- Đón đầu nguồn nước từ công trình thủy lợi Plei Keo, gần 4 năm trước, người dân xã Ayun (huyện Chư Sê) đã đưa những cây cà phê đầu tiên về trồng trên vùng đất pha cát cằn cỗi. Đến nay, diện tích cà phê ở Ayun không ngừng tăng, góp phần đưa cuộc sống người dân nơi đây ngày một khởi sắc.

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.