Phường Tây Sơn “tiếp sức” cho hộ nghèo vươn lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những năm qua, phường Tây Sơn (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo. Trong đó, hoạt động truyền thông đã giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận thông tin hữu ích để áp dụng vào đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo

Song song với đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo thông qua hệ thống loa truyền thanh, lồng ghép trong các cuộc họp, phường Tây Sơn triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách dành cho hộ nghèo, cận nghèo như: chính sách về giáo dục, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhà ở, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tiền điện, trợ giúp pháp lý, tín dụng ưu đãi...

Bà Mai Thị Thu Hằng-công chức Văn hóa-Xã hội phường-cho biết: Trong năm 2023, phường phối hợp với cơ quan chức năng gia hạn và cấp 124 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, 159 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo; chi trả hơn 27 triệu đồng tiền điện/164 lượt hộ; hỗ trợ vốn cho 13 hộ nghèo để phát triển sản xuất với tổng kinh phí hơn 53 triệu đồng; phối hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng rau cho 20 học viên thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Cán bộ Mặt trận, hội, đoàn thể phường Tây Sơn (thị xã An Khê) trao đổi với ông Huỳnh Văn Mười (bìa phải) về chế độ, chính sách dành cho hộ nghèo. Ảnh: N.M

Cán bộ Mặt trận, hội, đoàn thể phường Tây Sơn (thị xã An Khê) trao đổi với ông Huỳnh Văn Mười (bìa phải) về chế độ, chính sách dành cho hộ nghèo. Ảnh: N.M

Bên cạnh đó, phường quan tâm cử công chức phụ trách chuyên môn tham gia tập huấn công tác giảm nghèo nhằm bồi dưỡng kiến thức điều tra xác định hộ nghèo và hỗ trợ trong công tác giảm nghèo. Hàng năm, UBND phường chỉ đạo 7 tổ dân phố rà soát tình trạng nhà ở của các hộ nghèo, lập danh sách đề nghị hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây mới. Trên cơ sở đó, từ năm 2021 đến nay, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” của phường đã vận động các doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân chung tay hỗ trợ xây dựng 1 căn nhà và sửa chữa 1 căn nhà cho hộ nghèo với kinh phí hơn 57 triệu đồng.

“Nhằm giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh, phường phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã tạo điều kiện cho 23 lượt hộ nghèo vay vốn với tổng dư nợ hơn 900 triệu đồng, 31 lượt hộ cận nghèo vay với tổng dư nợ hơn 1,3 tỷ đồng, 197 lượt hộ mới thoát nghèo vay hơn 11,6 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường cùng các hội, đoàn thể tặng 23 suất quà (500 ngàn đồng/suất) và 3 chiếc xe đạp (2,8 triệu đồng/xe) cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi của Trường THCS Đề Thám, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu và Trường Mầm non Họa Mi. Ngoài ra, UBND phường cùng Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội vận động các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ sinh kế, tạo động lực giúp người nghèo vươn lên”-bà Hằng chia sẻ.

Chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận và các tổ chức thành viên của phường tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, người dân quan tâm chăm lo cho người nghèo; triển khai thực hiện nhiều chương trình, hoạt động nhằm giúp đỡ hội viên nghèo, hội viên có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Bà Nguyễn Thị Minh Thoa-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường-cho hay: Hội duy trì 7 tổ tiết kiệm góp vốn xoay vòng hàng tháng để chị em giúp nhau phát triển kinh tế; phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã tạo điều kiện cho 240 lượt hộ hội viên vay vốn với tổng dư nợ hơn 10,7 tỷ đồng; xuất kinh phí của Hội để hỗ trợ cho hội viên khó khăn đột xuất, thăm, tặng quà các gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn vào dịp lễ, Tết. Từ nguồn Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh, Hội đã giúp 124 lượt hội viên vay hơn 1,2 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

“Cùng với hỗ trợ hội viên vay vốn, Hội đẩy mạnh truyền thông lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi hội. Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội đã tổ chức 24 buổi truyền thông với 1.578 lượt chị em tham gia. Hội cũng chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với triển khai thực hiện khâu đột phá “Ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng xã hội an toàn trong hoạt động Hội” giai đoạn 2021-2026 của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh. Chương trình này giúp chị em tiếp cận những thông tin chính thống về chính sách vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, góp phần ngăn ngừa “tín dụng đen”-bà Thoa nói.

Từ đầu năm đến nay, Hội Cựu chiến binh (CCB) phường cũng đã vận động cán bộ, hội viên đóng góp hơn 16 triệu đồng để hỗ trợ đồng đội xây dựng, sửa chữa nhà ở; phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam phường hỗ trợ 2 hội viên 12 triệu đồng để mua xe máy làm phương tiện đi lại, mua bán hàng hóa và máy xay cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ông Phạm Như Chính-Chủ tịch Hội CCB phường-thông tin: “Để giúp đỡ hội viên có thêm nguồn vốn phát triển kinh tế, Hội CCB phường đã tích cực vận động cán bộ, hội viên tham gia xây dựng quỹ Hội. Đến nay, Hội có nguồn vốn 272 triệu đồng cho 17 hội viên vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế. Hội hiện không còn hộ hội viên nghèo, cận nghèo”.

“Điểm tựa” của hộ nghèo

Phường Tây Sơn có 7 tổ dân phố với 2.583 hộ dân. Những năm qua, nhiều chế độ, chính sách đã trở thành điểm tựa giúp người nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Anh Nguyễn Đình Thái (tổ 5) cho hay: Anh sinh ra trong gia đình đông anh em, bố mẹ không có việc làm, ruộng rẫy ít và có cô ruột mắc bệnh tâm thần. Năm 2017, khi xuất ngũ trở về địa phương, đang loay hoay kiếm việc làm hoặc tìm nghề để học thì anh được tổ dân phố thông báo phường phối hợp với ngành chức năng tổ chức lớp đào tạo nghề cho người dân có nhu cầu.

Anh Thái đăng ký tham gia lớp đào tạo nghề làm cửa sắt. Trong thời gian học nghề, anh được hỗ trợ một phần kinh phí giúp giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Kết thúc khóa học, anh Thái được tổ dân phố, Hội CCB phường giới thiệu vào làm việc tại một số cơ sở làm cửa sắt trên địa bàn với thu nhập 3-5 triệu đồng/tháng.

Được Hội Cựu chiến binh phường Tây Sơn, giúp đỡ, giới thiệu việc làm, ông Huỳnh Văn Mười (tổ 1) có thu nhập ổn định từ nghề thợ xây. Ảnh: Ngọc Minh

Được Hội Cựu chiến binh phường Tây Sơn, giúp đỡ, giới thiệu việc làm, ông Huỳnh Văn Mười (tổ 1) có thu nhập ổn định từ nghề thợ xây. Ảnh: Ngọc Minh

“Qua các đợt truyền thông, tôi hiểu thêm về chế độ, chính sách hỗ trợ dành cho hộ nghèo và nhận thấy nhu cầu thị trường liên quan đến nghề hàn, làm cửa sắt ngày càng cao. Vì thế, năm 2021, tôi quyết định mở cơ sở làm cửa sắt tại nhà. Từ các mối quen và làm ăn uy tín, tôi nhận được nhiều đơn hàng, thu nhập ổn định. Đầu năm 2022, gia đình tôi được Hội CCB phường hỗ trợ 1 chiếc máy khoan, 1 chiếc máy cắt và 4 triệu đồng để mua nguyên vật liệu, tạo điều kiện cho tôi sản xuất, làm nghề tốt hơn, nâng cao thu nhập lên 7-8 triệu đồng/tháng. Tháng 9 vừa qua, nhờ được phường hỗ trợ làm thủ tục mà gia đình được vay 200 triệu đồng từ gói hỗ trợ nhà ở xã hội của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã. Có nhà ở ổn định, tôi sẽ cố gắng làm việc để có tiền trả nợ, cải thiện và nâng cao đời sống”-anh Thái chia sẻ.

Ông Huỳnh Văn Mười (tổ 1) làm nghề thợ hồ. Vợ chồng chăm chỉ làm lụng nuôi 4 người con ăn học. Năm 2016, trên đường xuống tỉnh Bình Định, không may xe máy của ông va chạm làm bị thương người khác, ông và vợ cũng bị chấn thương phần mềm. Sau đó, ông phải dốc hết vốn liếng tích góp bao năm và vay mượn người thân khoản tiền lớn để trả tiền viện phí, đền bù cho người ta. “Do suy nghĩ nhiều, cộng với sức khỏe không được tốt, vài tháng sau khi xảy ra vụ tai nạn, bà nhà tôi ốm nặng rồi qua đời”-ông Mười nghẹn ngào cho biết.

Trong lúc khó khăn, ông Mười được chính quyền địa phương, người thân, đồng đội động viên, giới thiệu việc làm để dần nguôi ngoai, kiếm tiền nuôi các con. Năm 2022, gia đình ông được Hội CCB phường hỗ trợ dụng cụ chuyên nghiệp nghề xây dựng trị giá 8 triệu đồng. “Mỗi khi hội viên CCB có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở, Hội đều giới thiệu cho tôi. Các con tôi được hỗ trợ học tập, tìm kiếm việc làm, hưởng các chế độ, chính sách dành cho hộ nghèo. Nhờ đó, gia đình vơi bớt khó khăn, cố gắng vươn lên thoát nghèo”-ông Mười bày tỏ.

Theo ông Lữ Văn Tâm-Chủ tịch UBND phường Tây Sơn: Hàng năm, UBND phường căn cứ vào chương trình, kế hoạch của thị xã, nghị quyết của Đảng ủy phường để xây dựng kế hoạch giảm nghèo; phân công các thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo của phường tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của địa phương để người dân nắm bắt; đồng thời, hỗ trợ kịp thời hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bước vươn lên trong cuộc sống.

“Đến nay, phường còn 39 hộ nghèo (giảm 2 hộ so với năm 2022) và 45 hộ cận nghèo. So với chỉ tiêu kế hoạch thị xã giao đến cuối năm 2023 giảm còn 34 hộ nghèo và 40 hộ cận nghèo thì phường chưa đạt. Nguyên nhân là do năm 2023, một số gia đình có người bị bệnh hiểm nghèo dẫn đến kinh tế suy giảm, làm phát sinh hộ nghèo và hộ cận nghèo”-ông Tâm giải thích.

Cũng theo ông Lữ Văn Tâm, những năm tới, phường tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ, công bằng, công khai các chính sách của Nhà nước về chương trình giảm nghèo; tranh thủ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của cả hệ thống chính trị và người dân chung sức chăm lo cho người nghèo với phương châm “lá lành đùm lá rách”. Bảo đảm kế hoạch huy động Quỹ “Vì người nghèo”, huy động công sức của cộng đồng, toàn xã hội để chăm lo, giúp đỡ hộ nghèo phát triển kinh tế. Tăng cường cơ sở vật chất và hiệu quả hoạt động của hệ thống loa truyền thanh phường, tổ dân phố để cung cấp thông tin thiết yếu cho người dân về kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm lao động, sản xuất kinh doanh.

“Phường thường xuyên kiểm tra, rà soát, thống kê hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí giai đoạn 2021-2025 nhằm bảo đảm chính xác, công khai, công bằng; nắm rõ, nắm kỹ tình hình diễn biến các hộ nghèo và đánh giá đúng nguyên nhân để có sự giúp đỡ đúng hướng. Đồng thời, kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo”, từng bước triển khai có hiệu quả các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo của địa phương”-ông Tâm nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.