Phục dụng lễ cúng cây nêu cầu an

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, sáng ngày 1-12, tại nhà rông Công viên Diên Hồng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, cộng đồng dân tộc Ê Đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tái hiện Lễ cúng cây nêu cầu an. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và người Ê Đê tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Cây nêu đối với dân tộc Ê Đê nói riêng, các cộng đồng dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào. Theo quan niệm của họ, cây nêu là cầu nối giữa đất với trời, cầu nối tâm linh đưa những gửi gắm, ước vọng của con người tới Yàng, thần linh và những người đã khuất, cầu mong sự bình yên, no đủ.
Vị trí đặt Cây Nêu được xem là tâm thiêng cho các nghi lễ như cúng sức khỏe, cúng nhà mới, cúng ăn cơm mới, tang ma,… thường dựng ở gian khách hoặc ngoài trời. Mỗi cây nêu được trang trí những họa tiết khác nhau và mang ý nghĩa theo từng nghi lễ, như cúng sức khỏe (cúng vòng đời người) cây Nêu được trang trí bằng cách treo bông vải hoặc những bó chỉ màu buộc từng chùm… Lễ cúng cây nêu vào nhà là một trong những sinh hoạt văn hoá, phản ánh đậm nét đời sống, tinh thần của đồng bào Ê Đê tỉnh Đắk Lắk. 
Một số hình ảnh phục dụng lễ cúng cây nêu cầu an:
 
Cây nêu thường được dựng trong nhà dài hoạt ngoài sân
 
Cây Nêu được trang trí bằng cách treo bông vải hoặc những bó chỉ màu buộc từng chùm.
 
Trước lễ cúng gia chủ mời mọi người về tham dụ lễ cúng. 
 
Mọi người trong gia đình chuẩn bị những vật liệu cho lễ cúng cây nêu cầu an
 
Rượu ghè là vật không thể thiếu trong nghi lễ cúng
 
Thầy cúng chuẩn bị lễ vật và thực hiện nghi lễ cúng cây nêu
 
Thầy cúng thục hiện nghi lễ cúng cây nêu cầu an cho gia chủ
 
Sau nghi thức uống rượu cần, mời cơm trong dòng họ và đeo vòng tay cho vợ chồng chủ nhà
 
Cộng đồng người ê đê đều tham gia dự lễ cùng với gia đình
Đức Thụy

Có thể bạn quan tâm

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Cồng chiêng, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam“ với hoạt động trưng bày cùng diễn xướng đem lại một không gian rực rỡ sắc màu văn hóa và nghệ thuật trải dài từ Nam tới Bắc. Triển lãm trở thành một điểm nhấn rất riêng, thu hút đông đảo du khách.
Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Trong hơn 1.000 nghệ nhân tụ hội về TP. Pleiku dịp này, có người đã từng tham gia 2 kỳ Festival Văn hóa Cồng chiêng. Có người đã ở tuổi bát thập nhưng cũng có những em nhỏ vừa bước vào lớp 1. Hơn hết, họ đều là những “sứ giả“ của văn hóa, đại diện cho dân tộc trình diễn những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc nhất.
Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

(GLO)- Bên lề lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là hơn 50 gian hàng giới thiệu đặc sản nổi tiếng của núi rừng Gia Lai. Đây không chỉ “điểm nhấn“ hấp dẫn du khách đến tham quan, mua sắm mà còn là cơ hội quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm cho địa phương.
Tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

Tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

(GLO)- Lời Tòa soạn: Chỉ còn vài ngày nữa, Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ diễn ra tại TP. Pleiku. Festival lần này sẽ mang thông điệp đầy ý nghĩa về hành trình kết nối, tôn vinh di sản của “Không gian văn hóa cồng chiêng“. Trước thềm lễ hội, P.V Báo Gia Lai Điện tử đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa đã đưa cồng chiêng vào các giờ ngoại khóa hàng tuần. Đặc biệt, trước đó, nhà trường đã chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện mời nghệ nhân để ươm mầm “hạt giống“ của nghệ thuật cồng chiêng.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

(GLO)- Ngày 21-11, tại TP. Pleiku, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Thành ủy, UBND TP. Pleiku; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 20-11, Ban tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018 tổ chức cuộc họp nghe lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo công tác tổ chức lễ hội này. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Kpă Thuyên chủ trì cuộc họp.