Phú Thiện nhân rộng mô hình nuôi nhím

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhím là loài động vật dễ nuôi lại cho hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy giá trị của loài vật nuôi này, từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện, Trạm Khuyến nông huyện Phú Thiện, Gia Lai kết hợp với UBND xã Ayun Hạ triển khai thực hiện mô hình sản xuất nhím giống.
Ảnh: L.H
Ảnh: L.H
Do vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên bước đầu huyện chỉ mới tổ chức nuôi thử nghiệm hai cặp, giao cho hai hộ là gia đình ông Nguyễn Văn Bình (thôn Đoàn Kết) và ông Rơ Mah Thuyn (thôn Ơi) với mức hỗ trợ hơn 25 triệu đồng. Sau hơn một năm nuôi thử nghiệm, không chỉ sinh trưởng, phát triển tốt, không bị đau bệnh, cặp nhím giống gia đình ông Bình nhận nuôi đã sinh lứa đầu tiên được một nhím con. Ông Rơ Mah Cư-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Phú Thiện, cho biết: Nhím là động vật nuôi có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện đầu tư của hộ nông dân trên địa bàn huyện. Thức ăn của nhím là những phụ phẩm nông nghiệp, rau, củ, quả… rất phổ biến. Nhím nuôi 12 tháng tuổi đã có thể sinh sản và khai thác lấy thịt. Mỗi năm nhím sinh sản khoảng 2-3 lứa, mỗi lứa trung bình từ 1 đến 3 con. Theo tính toán, nếu được đầu tư, chăm sóc tốt, trung bình mỗi năm một cặp nhím cho lợi nhuận gần 10 triệu đồng. Nuôi nhím chỉ tận dụng công nhàn rỗi nhưng hiệu quả kinh tế khá lớn, trong khi thị trường tiêu thụ nhím giống và nhím thịt đang ngày một tăng, hiện “cung” không đủ “cầu”! Bởi vậy, trong thời gian tới, huyện sẽ nhân rộng mô hình này.

Trên địa bàn huyện Phú Thiện hiện có khoảng 80 cặp nhím, đa số là do người dân tự tìm mua giống về nuôi nên chi phí đầu tư tăng cao. Mô hình nuôi nhím giống bước đầu thu lại kết quả khả quan sẽ mở ra hướng đi mới cho nông dân trong việc cung cấp giống nhím cho thị trường, vừa tạo nguồn sản phẩm nhím thịt trong nay mai. Để giúp người dân có thêm kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc nhím, Trạm Khuyến nông huyện Phú Thiện đã mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi nhím cho bà con. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với lực lượng Kiểm lâm huyện để kiểm soát tình hình thu mua, trao đổi nhím.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null