Phú Thiện hội thảo về cánh đồng mía lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện vừa tổ chức Hội thảo về xây dựng cánh đồng mía lớn trên địa bàn.

     
Chủ tịch UBND huyện Rơ Chăm La Ni  đang tâm sự, giải thích cho nhân dân về cánh đồng mía mẫu lớn. Ảnh: Quang Tấn
Chủ tịch UBND huyện Rơ Chăm La Ni đang giải thích cho nhân dân về cánh đồng mía mẫu lớn. Ảnh: Quang Tấn

Nhằm nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng mía, góp phần tăng thu nhập cho người trồng mía và trên cơ sở kết quả rất khả quan của các mô hình cánh đồng lớn đã được triển khai tại các huyện, thị lân cận, trong vụ mía năm nay, UBND huyện Phú Thiện phối hợp Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mía lớn tại địa bàn xã Chrôh Pơnan.

Mô hình cánh đồng mía lớn dự kiến có quy mô diện tích trên 30 ha, được triển khai áp dụng 100% cơ giới hóa trong quá trình chăm sóc, làm cỏ và thu hoạch, giảm chi phí cho người dân. Quyền lợi của các hộ dân tham gia mô hình này sẽ được đầu tư có thu hồi 100% tiền vốn trang-thiết bị, dịch vụ chăm sóc, tiền mặt thuê nhân công và được tư vấn miễn phí các kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại.

 

Giống mía được sử dụng trong mô hình cánh đồng mía lớn là giống mía sạch bệnh, cho năng suất và sản lượng thu hoạch cao. Cùng với đó, các hộ dân cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, bón phân, quy trình thu hoạch do công ty ban hành cũng như được chia sẻ những rủi ro trong quá trình canh tác mía. Dựa trên kết quả của các mô hình tại các huyện lân cận khi tham gia mô hình này, năng suất mía của mô hình đạt bình quân từ 100 ha đến 120 tấn/ha, sau khi trừ chi phí người dân có lợi nhuận 18 triệu đồng/ha.

Theo kế hoạch, mô hình cánh đồng mía lớn sẽ được triển khai ngay trong vụ mía năm nay và công ty cũng đã đưa ra mức đền bù cụ thể đối với các hộ dân phá bỏ mía đã trồng để chuyển sang trồng mía theo mô hình cánh đồng mía lớn.

Có thể nói, triển khai mô hình này trên địa bàn huyện Phú Thiện được các nhà chuyên môn đánh giá rất cao vì huyện có quỹ đất rộng, chất đất tốt và có nguồn nước dồi dào từ công trình thủy lợi Ayun Hạ, thuận lợi cho hoạt động canh tác mía của người dân.   

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.