Nông dân Kông Chro trúng mùa đậu ván

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đậu ván là một trong những cây trồng chính của huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) trong vụ Đông Xuân. Năm nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện “trúng mùa” khi cây đậu ván cho năng suất cao, giá bán lại tăng.

Vụ Đông Xuân 2024-2025, người dân các xã: Yang Nam, An Trung, Yang Trung, Đăk Pơ Pho, Chư Krêy, Đăk Kơ Ning, Chơ Long và thị trấn Kông Chro xuống giống gần 500 ha đậu ván. Thời điểm này, bà con đang thu hoạch đậu ván để cung ứng ra thị trường.

Bà Đinh Thị Hrin (tổ dân phố Plei Nghe, thị trấn Kông Chro) cho biết: Gia đình bà trồng 4 sào đậu ván ở khu vực sườn đồi. Mảnh đất này vốn bạc màu, cằn khô nên trồng bắp hay mì đều chậm phát triển, năng suất không cao.

Nhằm cải tạo đất và gia tăng giá trị kinh tế, hàng năm, bà trồng thêm đậu ván. Cây đậu ván dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí sản xuất chỉ 5-7 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, để đậu ván cho năng suất cao cần chú ý chăm sóc, làm cỏ, bón lót phân khi cây có 3-5 lá và bón thúc giai đoạn cây ra hoa, đậu quả.

“Từ tháng 11-2024 đến hết tháng 1-2025, mưa đều giúp cây đậu sinh trưởng, phát triển tốt. Với 4 sào đậu ván, gia đình tôi thu được 3,2 tạ, cao hơn vụ trước 80 kg. Thương lái đến tận nhà thu mua với giá 32-35 ngàn đồng/kg, cao hơn vụ trước 5-7 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi gần 10 triệu đồng”-bà Hrin chia sẻ.

anh-dinh-di-lang-rong-tnia-xa-yang-nam-tat-bat-thu-hoach-dau-van-anh-ngoc-minh.jpg
Anh Đinh Di (làng Rơng Tnia, xã Yang Nam) thu hoạch đậu ván. Ảnh: N.M

Tranh thủ thời tiết nắng ráo, gia đình anh Đinh Di (làng Rơng Tnia, xã Yang Nam) đang tập trung thu hoạch đậu ván. Anh Di kể: Vụ này, anh gieo trồng 4 sào đậu ở khu đồi cao và trồng xen trong ruộng bắp 6 sào. Khi vỏ đậu chuyển từ màu xanh sang nâu nhạt, anh tiến hành thu hoạch. Quả đậu đem về phơi khô, dùng máy bóc tách vỏ hạt rồi phơi tiếp cho thật khô thì bán.

“Năm nay, giá đậu ván tăng cao, gia đình lãi gần 17 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Số tiền này giúp tôi có điều kiện tái đầu tư sản xuất, mua đồ dùng học tập cho các con. Năm sau, tôi sẽ mở rộng diện tích trồng xen đậu ván trong rẫy bắp và mì”-anh Di hào hứng nói.

Ông Nhữ Văn Hoàn-Phó Chủ tịch UBND xã Yang Nam-cho hay: Căn cứ kế hoạch gieo trồng từ đầu năm 2024, UBND xã tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động làm đất, chuẩn bị giống, vật tư để gieo trồng vụ Đông Xuân 2024-2025. Trong đó, xã vận động, hướng dẫn người dân gieo trồng đậu ván theo lịch thời vụ do ngành chức năng khuyến cáo.

“Đậu ván là một trong những cây trồng hàng năm của địa phương. Đến thời điểm này, người dân trên địa bàn xã đã thu hoạch 200/214 ha đậu ván, năng suất đạt 6-8 tạ/ha. Với giá bán 32-35 ngàn đồng/kg, lợi nhuận đạt khoảng 20-25 triệu đồng/ha”-ông Hoàn cho biết thêm.

nguoi-trong-dau-van-tren-dia-ban-huyen-kong-chro-phan-khoi-khi-duoc-mua-duoc-gia-anh-ngoc-minh.jpg
Người trồng đậu ván trên địa bàn huyện Kông Chro phấn khởi khi được mùa, được giá. Ảnh: Ngọc Minh

Còn ông Đinh Văn Long-Phó Chủ tịch UBND xã An Trung thì cho hay: “Vụ Đông Xuân 2024-2025, toàn xã có 80 ha đậu ván, trong đó, 60 ha trồng thuần, 20 ha trồng xen.

Cây đậu có thời gian sinh trưởng và thu hoạch kéo dài nên người dân tranh thủ thời gian nhàn rỗi để trồng cũng như thu hoạch nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đậu ván trồng xen với bắp, mì giúp gia tăng giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích và góp phần cải tạo, bổ sung chất hữu cơ để đất tơi xốp hơn”.

Trao đổi với P.V, ông Trần Văn Đấu-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro-thông tin: “Nhu cầu tiêu dùng đậu ván ngày càng cao, kéo theo giá cả thị trường tăng lên. Thời gian tới, Phòng tiếp tục phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân nhân rộng mô hình trồng đậu ván; hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh đúng cách để cây đậu ván phát triển tốt, cho năng suất cao”.

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.