Phù Dung trấn: Làng cổ kỳ bí nghìn năm 'treo' trên thác nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Là một trong những trấn cổ lâu đời nhất Trung Quốc, Phù Dung trấn với lịch sử hơn 2.000 năm tồn tại (ở tỉnh Hồ Nam) có địa thế vô cùng đặc biệt, kỳ bí bởi tọa lạc trên thượng nguồn dòng thác lớn...
 
Cổ trấn treo trên thác nước' là cái tên quen thuộc mà du khách gọi nơi đây, bởi điểm cao nhất Phù Dung trấn (Hồ Nam, Trung Quốc) cao tới 927 mét và nơi thấp nhất 139 mét, nằm trải dài trên diện tích 42km2 của dãy núi Sùng Sơn huyền bí. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Trước đây, thị trấn có tên là Vương Thôn, nhưng sau đó được đổi tên thành Phù Dung trấn kể từ sau khi bộ phim cùng tên của đạo diễn Tạ Tấn quay ở đây và địa danh này trở nên nổi tiếng từ năm 1986. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Thời điểm đẹp nhất để đến Phù Dung trấn là vào tháng Tư đến tháng Tám. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Người dân Phù Dung đặc biệt tôn trọng lối kiến trúc nhà cổ, nên những kết cấu cổ vẫn được bảo tồn, trong khi nhà xây mới vẫn theo phong cách kiến trúc xưa tạo thành một tổng thể đồng nhất, hài hòa. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Trải qua bao biến động của lịch sử và thời gian, các ngôi nhà ở trấn cổ đã được tu sửa và xây mới, kiến trúc lâu năm nhất còn sót lại là nhà Thổ Vương với hơn 300 năm lịch sử. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
 
Từ nhà Thổ Vương có thể bao quát toàn cảnh cổ trấn. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
 
Mỗi ngày, những điệu múa, ca khúc cổ vẫn được các nghệ sỹ địa phương biểu diễn phục vụ du khách trong không gian của Bái thủ đường. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
 
Trước sân Bái thủ đường là nơi tổ chức các lễ hội của người dân địa phương. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
 
Con đường quanh co nối dài từ Phù Dung Trấn đến bến tàu sông Youshui được du khách gọi bằng cái tên 'Con đường tơ lụa' nhờ cảnh đẹp mỹ miều và hùng vỹ. Đây cũng là con đường được du khách yêu thích và ‘check-in’ nhiều nhất ở Phù Dung trấn. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Những món đồ cổ và giả cổ đậm dấu ấn văn hóa địa phương. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Hiện làng Phù Dung có khoảng 17.000 người sinh sống, trong đó chủ yếu là người Thổ Gia - một tộc người thiểu số lâu đời của Trung Quốc, sinh sống chủ yếu ở các vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Trùng Khánh và Quý Châu. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Người dân Phù Dung hiện vẫn sử dụng những chiếc cối đá bản lớn như này. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Trong thời gian Thổ Vương (kết thúc cách đây khoảng 300 năm) cai trị vùng đất này, nhà ở, hành lang và cầu được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, đặc biệt không sử dụng đinh sắt. Cách xây dựng này cho phép người Thổ Gia dễ dàng tháo rời các thanh gỗ khi cần vận chuyển. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Ngoài du lịch, người dân địa phương còn phát triển một số làng nghề khác như trồng thảo qua, thịt hun khói, làm mỳ, chế tác sừng, thuốc lá cuốn... Từ xa xưa, người Thổ Gia đã nghĩ ra cách bảo quản thịt bằng cách ướp muối rồi phơi nắng hoặc treo gác bếp. Vì vậy, thịt hun khói từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống và đặc sản vùng này. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Một số loại nông sản và gia vị. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Bánh lá nếp. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Mỳ cũng là một trong những nghề thủ công truyền thống của người dân ở đây. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Đến Phù Dung, du khách sẽ thấy có nhiều đầu trâu và các vật dụng chế tác từ sừng như lược, trâm cài tóc, thìa... Là bởi trước kia, thời Ngũ Đại Thập Quốc (thế kỷ X), người Miêu đã hợp sức cùng người Thổ Gia trong cuộc giao tranh với người Hán (dân tộc đông dân nhất của Trung Quốc). Vua tộc Miêu lúc bấy giờ thường đội chiếc mũ sừng trâu, từ đó người Thổ Gia bắt đầu yêu mến và tôn sùng con vật này. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Thuốc lá cuốn thủ công. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Kẹo lạc hoa hồng cũng là một trong những thức quà được làm thủ công có hương vị thơm ngon, độc đáo nhờ những chiếc cánh hoa hồng thơm được sử dụng như một gia vị. Món ăn được du khách thích thú thưởng thức. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Cầu nhảy bắc qua sông, qua suối là một trong những 'đặc sản' của vùng đất này. (Xuân Mai/Vietnam+)
 
Người dân trong làng vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống với việc tận dụng nguồn nước suối giặt giũ, rửa đồ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
 
Trong làng hầu hết là người già, trung niên và số rất ít trẻ con. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
 
Đến Phù Dung Trấn, bạn sẽ được tìm hiểu về nét đẹp văn hóa cũng như truyền thống lịch sử của người dân tộc Thổ Gia và người Miêu. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
 
Cây cầu gỗ dẫn từ Bái thủ đường để vào Phù Dung trấn. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
 
Đây là điểm đến được khá đông du khách Việt Nam tìm đến thời gian qua. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.