Phi công người Anh chính thức ngưng thở máy, tự thở được 24 giờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh nhân 91 đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục có những phục hồi kỳ diệu. Như vậy, sau 9 ngày ngừng ECMO, bệnh nhân đã ngưng được thở máy, tự thở với oxy 3 lít/phút qua ống mở khí quản.
Bệnh nhân 91 được các y bác sỹ đưa ra phơi nắng. (Ảnh: Bệnh viện Chợ rẫy)
Bệnh nhân 91 được các y bác sỹ đưa ra phơi nắng. (Ảnh: Bệnh viện Chợ rẫy)
Tối 13/6, theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị-Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, hôm nay bệnh nhân 91 - nam phi công người Anh mắc COVID-19 tiếp tục có những tiến triển kỳ diệu về sức khoẻ.
Cụ thể, sau 9 ngày ngừng ECMO (tim phổi nhân tạo), bệnh nhân đã ngưng được thở máy, tự thở với oxy 3 lít/phút qua ống mở khí quản, sức cơ hô hấp có cải thiện, ho mạnh hơn, tự thở được trong 24 giờ.
Bệnh nhân cũng đã ngưng 1 loại kháng sinh và hiện chỉ phải dùng 1 loại thay vì trước đó phải dùng kháng sinh kết hợp.
Đây là bước tiến rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân, bởi trước đây Bệnh viện Chợ Rẫy từng dự đoán phải mất nhiều tuần bệnh nhân 91 mới có thể cai được máy thở. Tuy nhiên chỉ sau 9 ngày ngưng sử dụng ECMO, bệnh nhân 91 đã cai được máy thở. Với bước tiến này, có thể thấy phổi bệnh nhân đã hồi phục.
Đánh giá sơ bộ tình trạng sức khoẻ bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tuy nhiên sức cơ 2 chân còn yếu. Sức cơ hô hấp của bệnh nhan có cải thiện, ho khạc đàm mạnh...
Đến nay, bệnh nhân 91 là bệnh nhân COVID-19 có số ngày điều trị dài nhất ở Việt Nam với 87 ngày. Bệnh nhân đã được ngưng ECMO từ sáng ngày 3/6, ngưng lọc máu từ ngày 27/5.
Liên tiếp trong những ngày gần đây, vào các buổi sáng, nam phi công đều được các nhân viên y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy đưa ra sưởi nắng. Mỗi sự tiến triển của bệnh nhân 91 đều là sự động viên, khích lệ các thầy thuốc, các chuyên gia tiếp tục cố gắng, cống hiến sức lực để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Theo PV (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.