Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Ia Pa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế vừa ký Quyết định số 566/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, huyện Ia Pa là vùng cửa ngõ phía Bắc của tiểu vùng Đông Nam, liên kết với tiểu vùng trung tâm và tiểu vùng Đông Bắc tỉnh Gia Lai. Huyện có tính chất là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của tiểu vùng và vùng chăn nuôi tập trung ứng dụng khoa học công nghệ cao; là vùng phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với vùng nguyên liệu, phát triển năng lượng tái tạo thuộc tiểu vùng phía Đông Nam của tỉnh.

dau-tu-ha-tang-giao-thong-trung-tam-huyen-ia-pa-anh-ha-duy-6871-8982-7264-1549.jpg
Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng huyện. Ảnh: Hà Duy

Đồng thời, là vùng bảo vệ, phát triển văn hóa truyền thống kết hợp điểm phát triển du lịch văn hóa, sinh thái của tiểu vùng gắn với hành lang du lịch thác Phú Cường-hồ Ayun Hạ-khu di tích lịch sử Plei Ơi theo quốc lộ 25.

Quy hoạch cũng dự báo quy trình phát triển vùng, cụ thể: giai đoạn 2021-2030, huyện Ia Pa có 1 đô thị loại V; giai đoạn 2031-2050, huyện có 2 đô thị (là đô thị huyện lỵ Ia Pa và đô thị Pờ Tó). Đến năm 2030, dân số toàn huyện khoảng 66.500 người; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 21,8%; đất xây dựng đô thị khoảng 400-500 ha; đất xây dựng nông thôn khoảng 740-800 ha.

Đến năm 2050, dân số toàn huyện khoảng 89.500 người; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 36,09%; đất xây dựng đô thị khoảng 950-1.080 ha; đất xây dựng nông thôn khoảng 880-1.050 ha.

Đồ án quy hoạch xây dựng huyện Ia Pa đặt ra 9 nhiệm vụ: Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch huyện; phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, hiện trạng kinh tế-xã hội vùng; xác định tiềm năng, động lực phát triển cơ hội và thách thức trong định hướng phát triển vùng; dự báo phát triển kinh tế, dân số, lao động, tỷ lệ đô thị hóa, nhu cầu sử dụng đất, bảo vệ môi trường; định hướng phát triển không gian vùng; định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng huyện; đánh giá môi trường chiến lược; xác định danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường; đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Có thể bạn quan tâm

“Nhiệm vụ kép”trong lĩnh vực đầu tư công

“Nhiệm vụ kép” trong lĩnh vực đầu tư công

(GLO)-Để công tác đầu tư công không bị gián đoạn trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Gia Lai đang tiến hành “nhiệm vụ kép”: vừa khẩn trương rà soát, tổng hợp các chương trình, dự án; vừa quyết liệt thực hiện mục tiêu giải ngân theo chỉ đạo của Chính phủ.

TP. Pleiku: Đối thoại với 4 hộ dân thuộc diện thu hồi đất Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông

TP. Pleiku: Đối thoại với 4 hộ dân thuộc diện thu hồi đất Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông

(GLO)- Ngày 20-5, Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất TP. Pleiku đã tổ chức buổi làm việc, đối thoại và vận động 4 hộ dân thuộc xã Biển Hồ chưa đồng thuận với phương án bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng để triển khai Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh quốc lộ 19).

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

(GLO)- Thời gian qua, người dân xã Ia Nan (huyện Đức Cơ) sinh sống gần khu vực mỏ khai thác của Công ty TNHH Thương mại Tân Vĩnh Phát (xã Ia Nan) liên tục phản ánh về việc các xe ben chở đá từ khu vực mỏ ra quốc lộ 19B không được che đậy kỹ càng khiến đá vương vãi xuống lòng đường. 

Hiện nay, việc thu hút các hộ kinh doanh vào mua bán tại chợ đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.T

Hướng đi nào cho chợ dân sinh trong thời đại số

(GLO)- Chợ dân sinh (hay còn gọi là chợ truyền thống) từ lâu là phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, gắn kết cộng đồng, lưu giữ nét văn hóa. Thế nhưng, trước làn sóng mạng lưới bán lẻ hiện đại mở rộng, thương mại điện tử bùng nổ, chợ dân sinh đang đối mặt với thách thức lớn.