Gia Lai hoàn thiện hạ tầng khu-cụm công nghiệp để thu hút đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều dự án xây dựng khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang được gấp rút triển khai nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư, nhất là đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có KCN Trà Đa, KCN Nam Pleiku và Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Trong đó, KCN Trà Đa và Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đã hoàn chỉnh hạ tầng.

Tính đến cuối tháng 6-2024, KCN Trà Đa có 63 dự án được triển khai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3.684 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư đã thực hiện hơn 2.824 tỷ đồng (đạt 76,7%). Còn Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh có 36 nhà đầu tư thực hiện 40 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 643,9 tỷ đồng, vốn đầu tư đã thực hiện ước 319,1 tỷ đồng (đạt 49,6%).

Nằm ở vị trí thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa, KCN Nam Pleiku có tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh hơn 476 tỷ đồng trên diện tích 191,55 ha. Hiện nay, KCN này đang triển khai thi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng với quy mô 83,19 ha. Dự kiến trong năm 2024, hạ tầng giai đoạn 1 của dự án đủ điều kiện theo quy định để tiếp nhận dự án của nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào KCN.

Mặc dù chưa đi vào hoạt động, song KCN Nam Pleiku đã có 10 nhà đầu tư đăng ký dự án với diện tích khoảng 80 ha. Đặc biệt, KCN Nam Pleiku đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch 1 dự án đầu tư cảng cạn, tạo ra lợi thế trong việc thu hút đầu tư của KCN này nói riêng và địa bàn tỉnh nói chung trong vấn đề kho bãi, vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa.

Khu Công nghiệp Nam Pleiku đang triển khai thi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng với quy mô 83,19 ha. Ảnh: T.N

Khu Công nghiệp Nam Pleiku đang triển khai thi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng với quy mô 83,19 ha. Ảnh: T.N

Ông Nguyễn Xuân Thưởng-Phó Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh-cho biết: “Hiện nay, KCN Nam Pleiku đã xây dựng hạ tầng ở một phần cơ bản. Trong quá trình thu hút các nhà đầu tư thứ cấp cho thấy, họ rất quan tâm đến các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và các ngành phù hợp với quy hoạch nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh”.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 hoàn thiện đầu tư hạ tầng CCN và đạt tỷ lệ lấp đầy từ 60% trở lên. Đến năm 2030, hình thành 31 CCN với tổng diện tích 1.948 ha, trong đó có 10 CCN theo mô hình CCN sinh thái, thân thiện môi trường.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển các KCN, hiện nay, các CCN có quy mô dưới 75 ha được các nhà đầu tư quan tâm. Gia Lai được quy hoạch 31 CCN, trong đó đã thành lập 13 CCN và quy hoạch chi tiết với diện tích 466,53 ha. 8 CCN đã tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng toàn bộ hoặc một phần với tổng vốn đầu tư 184 tỷ đồng. Các CCN đã thu hút 72 dự án và đăng ký đầu tư với diện tích 119,56 ha, tổng vốn đăng ký 2.279 tỷ đồng.

Ngoài các CCN có điều kiện thuận lợi về vị trí như: CCN Diên Phú (TP. Pleiku), CCN-Tiểu thủ công nghiệp huyện Mang Yang, CCN An Khê, CCN Đak Đoa, CCN Ia Sao (thị xã Ayun Pa) thì các CCN còn lại đang gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư.

Bên cạnh đó, do nguồn vốn của các địa phương còn hạn chế nên công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng CCN gặp nhiều vướng mắc. Việc xử lý CCN đã được Nhà nước đầu tư một phần từ nhiều nguồn vốn khác nhau để chuyển đổi sang cho các nhà đầu tư hạ tầng theo hình thức xã hội hóa còn bất cập do chưa có hướng dẫn cụ thể.

Định hướng thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến

Thời gian qua, một số CCN đã thu hút được các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, đảm bảo các yếu tố như: suất đầu tư cao, công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường. Trong đó, các nhà đầu tư tập trung vào lĩnh vực phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp, các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu trong vùng như: cây ăn quả, cà phê, hồ tiêu, điều…

Ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương-cho biết: “Hiện trên địa bàn tỉnh có 4 CCN được triển khai theo hình thức xã hội hóa gồm: CCN số 2 huyện Đak Đoa, CCN số 1 huyện Đak Pơ, CCN Ia Grai và CCN-Tiểu thủ công nghiệp huyện Mang Yang. Chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng CCN sẽ tạo nên nhân tố mới để kêu gọi đầu tư.

Những CCN này đều hướng đến mục tiêu ưu tiên thu hút các doanh nghiệp thứ cấp thuộc các nhóm ngành sản xuất, chế biến sản phẩm nông-lâm sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, qua đó góp phần đưa các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả… đi vào chế biến sâu để thuận lợi tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới”.

Cụm công nghiệp Ia Grai (huyện Ia Grai) có diện tích 52,69 ha với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Ảnh: V.T

Cụm công nghiệp Ia Grai (huyện Ia Grai) có diện tích 52,69 ha với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Ảnh: V.T

Gia Lai phấn đấu đến năm 2030 hình thành 31 CCN, hình thành nền công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, xanh, sinh thái tạo nền tảng để đưa tỉnh trở thành một hình mẫu trong phát triển công nghiệp-nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn.

Trong đó, giai đoạn 2021-2025, tỉnh tập trung nguồn lực, chính sách phát triển, hình thành sớm và thu hút hoạt động sản xuất kinh doanh tại một số CCN có điều kiện tiền đề thuận lợi như: CCN Diên Phú II, CCN Chư Sê, CCN An Khê, CCN Ia Sao để thu hút các hoạt động sản xuất công nghiệp hỗ trợ các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.