Gia Lai phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt 40% vào năm 2030

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Theo Chương trình hành động số 63-Ctr/TU thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6-10-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Gia Lai phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 40%.
Gia Lai tiếp tục xây dựng TP. Pleiku là trung tâm tiểu vùng Bắc Tây Nguyên theo hướng đô thị thông minh, Cao nguyên xanh, vì sức khỏe. Ảnh: Hà Duy
Gia Lai tiếp tục xây dựng TP. Pleiku là trung tâm tiểu vùng Bắc Tây Nguyên theo hướng đô thị thông minh, Cao nguyên xanh, vì sức khỏe. Ảnh: Hà Duy

Theo thông tin từ Sở Xây dựng, Gia Lai hiện có 18 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I (TP. Pleiku), 3 đô thị loại IV (thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, thị trấn Chư Sê), 14 đô thị loại V (riêng Ia Pa chưa có quyết định thành lập thị trấn) và 1 khu kinh tế (Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh). Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt khoảng 31% và không đồng đều, tập trung ở TP. Pleiku và 2 thị xã.

Để hoàn thành mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt 40% vào năm 2030, Gia Lai tiếp tục từng bước nâng cao các đô thị hiện hữu và hình thành các đô thị ở các vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh, có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn thiện, có nhiều động lực phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời, tiếp tục xây dựng TP. Pleiku là trung tâm tiểu vùng Bắc Tây Nguyên theo hướng đô thị thông minh, Cao nguyên xanh, vì sức khỏe; đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại trên cơ sở hình thành 3 vùng động lực là thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh.

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.