Phát hiện sai sót bất ngờ của Kim tự tháp Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kim tự tháp Ai Cập hoàn hảo đến kinh ngạc, nhưng các nhà nghiên cứu có thể đã xác định được "sai sót" trong cấu trúc của nó.

Kim tự tháp Ai Cập. Ảnh: Getty Images
Kim tự tháp Ai Cập. Ảnh: Getty Images


Đại kim tự tháp Giza của Ai Cập từ lâu đã khiến các nhà nghiên cứu kinh ngạc về độ chính xác hoàn hảo của nó, mặc dù được xây dựng cách đây hơn 4.500 năm. Tuy nhiên, mới đây các nhà nghiên cứu có thể đã xác định được "sai sót" trong cấu trúc của Kim tự tháp Giza.

Là một trong 7 kỳ quan thế giới, Đại Kim tự tháp Giza (còn gọi là Kim tự tháp Khufu hay Kheops) được xây dựng từ khoảng 2,3 triệu khối đá vôi và đá granite có khối lượng từ 2 - 50 tấn.

Các khối đá được chạm khắc, tạo hình, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau tới độ cao 146,5m (trải qua năm tháng đến hiện nay còn 138,8m), chúng được làm hoàn hảo tới mức ngay cả một sợi tóc, một lưỡi dao hay một tờ giấy mỏng cũng không thể lọt được vào khe giữa hai khối đá, tuy như vậy, nhưng nó vẫn được tính toán để chịu được sự giãn nở nhiệt, và thậm chí cả những trận động đất.

Đã có nhiều giả thuyết khác nhau về kỹ thuật xây dựng của Đại Kim tự tháp, nhưng hầu hết các giả thuyết được chấp nhận đều dựa trên ý tưởng rằng nó được xây dựng bằng cách di chuyển những tảng đá khổng lồ từ một mỏ đá, sau đó kéo và nâng chúng vào vị trí.

Khi công việc hoàn thành, Kim tự tháp được bao bọc trong lớp đá vôi trắng mà sau nhiều năm đã bị loại bỏ, có thể sẽ được sử dụng cho các công trình khác.

 

Nghiên cứu những khối đá vôi có thể cung cấp câu trả lời cho việc xây dựng tháp. Ảnh: Getty Images
Nghiên cứu những khối đá vôi có thể cung cấp câu trả lời cho việc xây dựng tháp. Ảnh: Getty Images


Nhưng khi các nhà nghiên cứu từ Quỹ nghiên cứu Glen Dash có trụ sở tại Mỹ và Hiệp hội Nghiên cứu Ai Cập cổ đại (AERA) nghiên cứu cấu trúc ban đầu, họ đã xác định được một "lỗ hổng" trong công trình Đại Kim tự tháp - tờ Express đưa tin.

Người đứng đầu Quỹ Glen Dash cho biết, hầu hết những viên đá vỏ bọc đó đã bị loại bỏ từ nhiều thế kỷ trước để làm vật liệu xây dựng, để lại Kim tự tháp như chúng ta thấy ngày nay, không có lớp vỏ ban đầu.

Nhóm nghiên cứu đã xác định được 84 điểm trên Kim tự tháp nơi các viên đá bên ngoài có khả năng từng ở đó. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng ba mặt của Kim tự tháp đã từng dài từ 230,295 mét đến 230,373 mét, nhưng cạnh phía tây dài từ 230,378 mét đến 230,436 mét - có nghĩa là nó đã lệch đi khoảng 14,1cm.

Điều này khiến nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng "phần đế không hoàn toàn vuông vức", nhưng, mặc dù vậy, họ vẫn bối rối về việc làm thế nào những người thợ cổ đại đạt đến mức hoàn hảo đến vậy.

Người đứng đầu Quỹ Glen Dash nói thêm rằng, dữ liệu cho thấy người Ai Cập sở hữu những kỹ năng vượt trội so với thời của họ. Thiết kế của Kim tự tháp khiến cả những kiến trúc sư tài năng nhất hiện nay cũng phải khâm phục. Kim tự tháp là đề tài nghiên cứu, thảo luận của các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong cả trăm năm nay.

https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-sai-sot-bat-ngo-cua-kim-tu-thap-ai-cap-847407.ldo

Theo Song Minh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.