Phát hiện quần thể đền thờ niên đại 3.200 năm tại Israel

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngôi đền cổ này có từ thế kỷ thứ 12 trước Công nguyên, tọa lạc tại Tel Lachish - một khu định cư rộng lớn từ thời đại đồ đồng nằm gần thành phố Kiryat Gat của Israel ngày nay.

 

(Nguồn: themedialine.org)
(Nguồn: themedialine.org)



Một nhóm chuyên gia quốc tế do các nhà khảo cổ Israel đứng đầu đã phát hiện một ngôi đền lớn thuộc nền văn hóa Canaanite và có niên đại 3.200 năm ở nước này.

Trong công trình nghiên cứu công bố ngày 17/2 trên tạp chí Levant, các nhà khoa học tại Đại học Do Thái Jerusalem (HUJI) và Đại học Cơ đốc Phục lâm miền Nam (Southern Adventist) ở bang Tennessee (Mỹ) cho biết ngôi đền cổ này có từ thế kỷ thứ 12 trước Công nguyên, tọa lạc tại Tel Lachish - một khu định cư rộng lớn từ thời đại đồ đồng nằm gần thành phố Kiryat Gat của Israel ngày nay.

Mặt trước của khu đền có hai cây cột và hai tòa tháp dẫn đến một sảnh lớn, trong khi điện thờ phía trong có 4 cột đỡ và một số "hòn đá đứng" được xem là đại diện cho các vị thần trong đền.

Ngôi đền này có một số gian ở hai bên, kiến trúc điển hình của những đền thờ được xây dựng sau này như Đền thờ Solomon ở Jerusalem xây vào thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên.

Nhóm nghiên cứu cũng khai quật được nhiều hiện vật trong quần thể đền thờ như vạc đồng, đồ trang sức lấy cảm hứng từ nữ thần Hathor của Ai Cập, dao găm và lưỡi rìu được chạm khắc hình chim...

Ngoài ra, trong quá trình khám phá đền cổ, các nhà khoa học cũng tìm thấy một mảnh gốm khắc chữ Do Thái "Samekh" bằng chữ viết cổ của nền văn hóa Canaanite.

Theo các chuyên gia, đây là mẫu chữ viết "Samekh" cổ nhất từ trước đến nay và là mẫu vật đáng chú ý đối với các nghiên cứu bảng chữ cái cổ.

Theo Phan An (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.