Phát hiện nhiều mộ cổ cư dân Sa Huỳnh 2.000 năm ở đảo Lý Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Kết thúc đợt thăm dò khảo cổ bảo tồn di tích Suối Chình, nhóm chuyên gia phát hiện nhiều mộ của cư dân văn hóa Sa Huỳnh 2.000 năm trước ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Loại hình mộ nồi của cư dân văn hóa Sa Huỳnh phát hiện ở di tích Suối Chình, huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Đoàn Ngọc Khôi.
Loại hình mộ nồi của cư dân văn hóa Sa Huỳnh phát hiện ở di tích Suối Chình, huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Đoàn Ngọc Khôi.
Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi-Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi, cho biết nhóm chuyên gia mới thăm dò phát hiện 6 mộ cổ của cư dân văn hóa Sa Huỳnh 2.000 năm trước ở huyện đảo Lý Sơn. 
"Thăm dò diện tích 10 m2 ở di tích Suối Chình, chúng tôi phát hiện mộ cổ dày đặc với 6 mộ vò, mộ nồi và mộ đất có niên đại thế kỷ I, II sau công nguyên (SCN), tương đương 2.000 năm. Các mộ cổ này đều có di cốt của cư dân văn hóa Sa Huỳnh thuở xưa", tiến sĩ Khôi nhận định.
Trước đó, khu vực khảo cổ Suối Chình ở xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn) từng có hai cuộc khai quật vào năm 2000 và 2005 do Viện Khảo cổ phối hợp với Sở Văn hoá và Thông tin Quảng Ngãi thực hiện. Năm 2018, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp tục cấp phép cho Quảng Ngãi thăm dò, khai quật và bảo tồn địa điểm khảo cổ Suối Chình gắn Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh.
Văn hóa Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn có nguồn gốc hình thành từ dòng chảy văn hóa Sa Huỳnh ở đất liền như Long Thạnh (huyện Đức Phổ), Bình Châu (huyện Bình Sơn) vươn ra đảo gần bờ trên Biển Đông.
 Dụng cụ bàn mài của cư dân văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện ở di tích Suối Chình. Ảnh: Ngọc Khôi.
Dụng cụ bàn mài của cư dân văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện ở di tích Suối Chình. Ảnh: Ngọc Khôi.
Theo vị chuyên gia này, mộ táng trong di chỉ cư trú Suối Chình gồm có các loại: Mộ vò, mộ nồi, mộ đất, đặc biệt có loại mộ nồi chôn úp nhau, các mộ chôn theo các độ sâu khác nhau. Đồ tùy táng trong các mộ là đồ trang sức hạt cườm đá, các khuyên tai, hạt cườm thủy tinh, hạt chuỗi chế tác từ vỏ tridacna (ốc tượng)...
Văn hóa Sa Huỳnh ở huyện đảo Lý Sơn gồm hai địa điểm: Xóm Ốc và Suối Chình có niên đại khoảng thế kỷ thứ V trước công nguyên (TCN) kéo dài và chấm dứt ở thế kỷ thứ II SCN. Di tích Suối Chình được phát triển từ di tích Xóm Ốc có niên đại thế kỷ I, II SCN.
Thuở xưa, Suối Chình này có nước thường xuyên, nhiều cá chình nên dân gian gọi là Suối Chình.
Bên cạnh suối, về phía đông là di chỉ cư trú của cư dân văn hóa Sa Huỳnh. Người Sa Huỳnh xưa đã biết chọn phía nam chân núi Thới Lới và gần với nguồn suối nước ngọt để sinh sống nhờ khai thác thủy sản dồi dào từ biển và nguồn rau, củ, quả từ núi.
Minh Hoàng (zing)

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.