Phát hiện ngôi đền đá khối cực hiếm 3.000 năm tuổi tại Peru

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một ngôi đền đá khối có niên đại 3.000 năm mới được phát hiện bởi một nhóm các nhà khảo cổ học ở Peru.

 Toàn cảnh di tích ngôi đền mới được phát hiện gần sông Zaña Valley nhìn từ trên cao (Ảnh: Getty)
Toàn cảnh di tích ngôi đền mới được phát hiện gần sông Zaña Valley nhìn từ trên cao (Ảnh: Getty)



Di chỉ tôn giáo này có chiều dài hơn 39,9 mét, nằm gần sông Zaña Valley và cách Lima, thủ đô Peru khoảng 804km.

Bên trong ngôi đền, các nhà khảo cổ tìm thấy một quảng trường với bệ thờ có khả năng được dùng để thực hiện các nghi lễ sinh sản quan trọng, với nước được lấy từ sông Zaña Valley.

Ngôi đền được tìm thấy bên trong quần thể di tích Huaca El Toro ở vùng Lambayeque, Peru bởi một nhóm nhà khảo cổ dẫn đầu bởi tiến sĩ Walter Alva, người đã phát hiện ra lăng mộ của lãnh chúa Sipan, xác ướp cổ đại đầu tiên được tìm thấy tại Peru vào năm 1987.

"Phát hiện này rất đặc biệt vì nó là kiến ​​trúc đá khối duy nhất ở Lambayeque," Tiến sĩ Alva cho biết.

Dù được phát hiện lần đầu vào tháng 10, nhưng công cuộc khám phá ngôi đền đã bị hoãn một thời gian, để giảm nguy cơ thu hút những thợ săn kho báu đến lấy cắp những cổ vật không được bảo vệ.


 

 Tường thành và bậc thang được các nhà khảo cổ khai quật xung quanh ngôi đền (Ảnh: Getty)
Tường thành và bậc thang được các nhà khảo cổ khai quật xung quanh ngôi đền (Ảnh: Getty)



Theo các nhà nghiên cứu, ngôi đền được xây dựng từ thời nước vẫn được coi là thứ gì đó thần thánh, và được sử dụng trong một số nghi thức tín ngưỡng.

Họ cũng xác định được ngôi đền này là của một giáo phái thờ thủy thần, nhờ việc nghiên cứu vị trí và hình dáng của bệ thờ.

“Trên bệ thờ của ngôi đền có các lỗ đục, đặc điểm giống với các ngôi đền thờ thủy thần khác của thời kỳ này," ông Alva nói. Bên cạnh đó, nhóm khảo cổ còn tìm thấy một cột trụ tròn, nơi vẫn còn dấu tích của các nghi lễ thờ thần mưa.

'Ngôi đền này hướng về núi. Những vết lửa cháy còn sót lại cho thấy các nghi lễ tại đây được cử hành rất nghiêm ngặt, và thường cho các mục đích sinh sản", ông nói.

Di tích được bao quanh bởi những bức tường kiên cố, và ở trung tâm là một lối thang lên rộng khoảng 9 mét và dài khoảng 14 mét.

Nhóm nghiên cứu tại Peru đã phát hiện 21 ngôi mộ bên trong khu vực của ngôi đền, được cho là có niên đại từ khoảng năm 1500 trước CN đến năm 292 sau CN. Bên trong các ngôi mộ, họ còn tìm thấy những mảnh gốm và các vật kim loại như dao được đặt bên cạnh.

Ông Alva nói rằng có khả năng các ngôi mộ sau đó đã được tái sử dụng, vì ở 20 nơi chôn cất có các cổ vật xác định thuộc về văn hóa Inca Chimu, có niên đại từ năm 1000 đến 1470 sau Công nguyên.


 

Tiến sĩ Walter Alva (người trong ảnh) cũng là người đầu tiên phát hiện ra lăng mộ của lãnh chúa Sipan tại Peru năm 1987 (Ảnh: Getty)
Tiến sĩ Walter Alva (người trong ảnh) cũng là người đầu tiên phát hiện ra lăng mộ của lãnh chúa Sipan tại Peru năm 1987 (Ảnh: Getty)



Đây là phát hiện lớn đầu tiên được thực hiện bởi tiến sĩ Walter Alva và nhóm cộng sự của ông. Trước đó, nhà khảo cổ học này từng phát hiện ra lăng mộ của lãnh chúa Sipan vào năm 1987. Sipan là một thủ lĩnh của người Mochica, và hài cốt của ông được tìm thấy trong tình trạng còn nguyên vẹn ở miền bắc Peru.

Vào năm 2007, tiến sĩ Alva còn phát hiện được một số bức tranh tường 4.000 năm tuổi ở Peru. Đây được cho là những bức tranh tường cổ nhất còn sót lại ở châu Mỹ.


http://danviet.vn/the-gioi/phat-hien-ngoi-den-da-khoi-cuc-hiem-3000-nam-tuoi-tai-peru-1032353.html


 

Việt Anh (Dân Việt/Daily Mail)

 

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.