Phát hiện mới về cách tế bào ung thư chống lại các hóa trị liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giáo sư Peter Gunning, tác giả chính của nghiên cứu và hiện làm việc tại trường Đại học NSW, cho biết các tế bào ung thư sử dụng lực cơ học do vỏ tế bào cung cấp để vượt qua tác động của hóa trị liệu.
Ảnh minh họa. Nguồn: newatlas.com

Ảnh minh họa. Nguồn: newatlas.com

Một nhóm nhà khoa học tại trường Đại học New South Wales và Đại học Công nghệ Sydney của Australia mới đây đã phát hiện ra cách các tế bào ung thư "vô hiệu hóa" liệu pháp điều trị ung thư thông thường.

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, nghiên cứu của nhóm nhà khoa học nói trên chỉ ra rằng các tế bào ung thư có thể kích hoạt cơ chế giải cứu tạo lực để ổn định cấu trúc của các tế bào thiết yếu, vốn chịu trách nhiệm phân chia tế bào và chống lại tác động của hóa trị.

Giáo sư Peter Gunning, tác giả chính của nghiên cứu và hiện làm việc tại trường Đại học New South Wales, cho biết các tế bào ung thư sử dụng lực cơ học do vỏ tế bào cung cấp để vượt qua tác động của hóa trị liệu.

Hiện giờ, các nhà khoa học đã biết chính xác cách mà tế bào ung thư sử dụng để tránh những tác động tiêu diệt từ hóa trị liệu, từ đó có thể cải thiện các phương pháp điều trị ung thư.

Trong quá trình phân chia hoặc nguyên phân tế bào, các vi ống bên trong tế bào giúp phân tách vật liệu di truyền. Tế bào ung thư phân chia nhanh hơn tế bào bình thường, khiến chúng trở thành mục tiêu của các loại thuốc hóa trị, phá vỡ các vi ống này.

Giáo sư Gunning cho biết hóa trị liều cao sẽ khiến tế bào bị chết do sự hỗn loạn trong quá trình phân tách nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, ở liều thấp hơn, tế bào ung thư có thể kích hoạt cơ chế giải cứu. Cơ chế này liên quan đến việc các tế bào ung thư nhận biết các vi ống bị phá vỡ và kích hoạt quá trình kết nối lại các mảnh này, đảm bảo sự nhân lên của tế bào ung thư.

Bước tiếp theo, các nhà nghiên cứu sẽ tập trung phát triển các loại thuốc kết hợp với hóa trị liệu để tiêu diệt cơ chế kháng thuốc của tế bào ung thư. Trước khi thử nghiệm trên bệnh nhân, những loại thuốc này sẽ trải qua quá trình sàng lọc trên động vật và nghiên cứu tiền lâm sàng.

Giáo sư Gunning cho biết, bằng cách tấn công bộ máy tạo lực do tế bào ung thư tạo ra, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể giúp liệu pháp điều trị ung thư phát huy hiệu quả cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.