Phát hiện 'Lamborghini' thời La Mã cổ đại ở tàn tích Pompeii

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một cỗ xe ngựa vô cùng xa hoa, chỉ được dùng trong dịp các lễ hội của tầng lớp thượng lưu, gần tàn tích Pompeii, trong một phát hiện được xem là chưa từng có từ trước đến nay.

 

Hình ảnh tổng hợp cỗ xe ngựa vừa được tìm thấy - ẢNH: AFP
Hình ảnh tổng hợp cỗ xe ngựa vừa được tìm thấy - ẢNH: AFP



Một cỗ xe ngựa hết sức đặc biệt đã được tìm thấy tại một villa thuộc khu Civita Giuliana, cách khoảng 700 m ở phía bắc tường thành của tàn tích Pompeii. Đây là cổ thành nổi tiếng của Ý đã bị chôn vùi dưới tro núi lửa trong đợt phun trào khủng khiếp vào năm 79 sau công nguyên.

Theo AFP dẫn lời các nhà khảo cổ, cỗ xe ngựa gần như trong tình trạng hoàn hảo với 4 bánh xe, cấu tạo từ sắt, đồng và thiếc.

Giám đốc khu khảo cổ Pompeii Massimo Osanna cho hay đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu khai quật một cỗ xe ngựa dạng này tại Pompeii.


Các cuộc khai quật trước đó cho phép tìm được những phương tiện phục vụ cho hoạt động hằng ngày như vận chuyển, làm việc, nhưng không phải loại xa hoa dùng trong các dịp đặc biệt.

“Đây là phát hiện tuyệt vời cho phép tăng thêm hiểu biết của chúng ta về thế giới cổ đại”, theo Giám đốc Osanna.

Trả lời phỏng vấn Đài phát thanh NPR, Giáo sư Eric Poehler của Đại học Massachusetts ở Amherst, vô cùng phấn khích trước phát hiện mới.
“Nhiều phương tiện mà tôi tìm hiểu trước đó tương tự như loại xe đưa trẻ con đến sân bóng đá”, theo giáo sư Poehler.

“Trong khi đó, đây là một chiếc Lamborghini thực thụ. Nó là cỗ xe thật sự "siêu sang" theo tiêu chuẩn thời xưa", ông giải thích.

 

Theo HẠO NHIÊN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tuần lễ “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ

Tuần lễ “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh vừa phát động Tuần lễ áo dài (từ ngày 1 đến 8-3) với chủ đề “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”. Qua các năm hưởng ứng sự kiện do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, phụ nữ Gia Lai có cách làm riêng để vừa tôn vinh trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, vừa khẳng định giá trị văn hóa của vùng đất cao nguyên.
Trầm tích miếu cổ An Tân

Trầm tích miếu cổ An Tân

(GLO)- Miếu An Tân (tổ 2, phường An Tân, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) tọa lạc bên cạnh quốc lộ 19. Miếu là 1 trong 5 “vệ tinh” của đình An Khê xưa với kiến trúc cổ kính hiếm hoi còn sót lại ở Gia Lai.
Độc đáo nhà sàn ở Ia Yeng

Độc đáo nhà sàn ở Ia Yeng

(GLO)- Về xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), nhiều khách phương xa không khỏi bất ngờ, thích thú trước bản sắc văn hóa Jrai hiện hữu qua kiến trúc nhà sàn của hầu hết các hộ dân nơi đây.
Người thầy đặc biệt Ksor Hnao

Người thầy đặc biệt Ksor Hnao

(GLO)- Nghệ nhân Ưu tú Ksor Hnao (SN 1956, làng Kép, phường Đống Đa) được biết đến là người tạc tượng gỗ dân gian nổi tiếng ở phố núi Pleiku. Ông còn là một người thầy đặc biệt của nhiều thế hệ học trò, trong đó có cả người nước ngoài yêu văn hóa Tây Nguyên.
Lan tỏa nét đẹp vòng xoang trong trường học

Lan tỏa nét đẹp vòng xoang trong trường học

(GLO)- Với mong muốn khơi gợi niềm đam mê với văn hóa truyền thống của dân tộc trong các thế hệ học trò, nhiều thầy-cô giáo ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã dành tâm huyết gầy dựng phong trào múa xoang trong trường học. Sau 13 năm triển khai, phong trào đã nhận được sự đón nhận hào hứng của các em học sinh.

Giải mã hoa văn tượng đầu rồng thời Trần tại Hoàng thành Thăng Long

Giải mã hoa văn tượng đầu rồng thời Trần tại Hoàng thành Thăng Long

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, tượng đầu rồng thời Trần được đánh giá là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc dân tộc. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội đang bảo quản và trưng bày nhiều hiện vật khảo cổ tiêu biểu, là minh chứng cho thời hoàng kim của Hoàng thành Thăng Long.
Hé mở bí ẩn về phế tích Champa Gò Tháp

Hé mở bí ẩn về phế tích Champa Gò Tháp

(GLO)- Việc phát hiện và nghiên cứu những di tích văn hóa Champa là điểm nhấn quan trọng trong quá trình nhận diện lịch sử và văn hóa của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

Phụ nữ Ia Rsươm bảo tồn nghề dệt truyền thống

Phụ nữ Ia Rsươm bảo tồn nghề dệt truyền thống

(GLO)- Với mong muốn bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm tại buôn Toát. Mô hình được Hội đồng Anh tài trợ kinh phí và mở ra cơ hội mới trong truyền dạy, quảng bá, nâng tầm nghề dệt truyền thống của đồng bào nơi đây.