Phát hiện đáng ngại ở vùng dịch COVID hơn 100 triệu dân của Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các bác sĩ Trung Quốc thấy virus SARS-CoV-2 đang gây biểu hiện khác nhau giữa các bệnh nhân COVID-19 ở ổ dịch mới tại vùng đông bắc nước này so với ổ dịch ban đầu tại Vũ Hán.

 

Các bác sĩ Trung Quốc phát hiện những thông tin mới về các ca COVID-19 ở vùng đông bắc nước này. Ảnh: AFP.
Các bác sĩ Trung Quốc phát hiện những thông tin mới về các ca COVID-19 ở vùng đông bắc nước này. Ảnh: AFP.



Ủ bệnh lâu hơn ở Vũ Hán?

Những bệnh nhân COVID-19 ở các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang, phía đông bắc Trung Quốc dường như mang virus trong thời gian dài hơn và cần nhiều thời gian để hồi phục hơn, tính bằng xét nghiệm axit nucleic cho kết quả âm tính, bác sĩ Qiu Haibo - một trong những bác sĩ chăm sóc tích cực hàng đầu của Trung Quốc chia sẻ với đài truyền hình nhà nước hôm 19.5.

Bác sĩ Qiu hiện đang ở vùng đông bắc đề điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Trước đó, ông trong nhóm y bác sĩ đầu tiên tới Vũ Hán để giúp khống chế dịch bệnh.

Theo đó, so với Vũ Hán, các ca COVID-19 ở đông bắc Trung Quốc dường như cần thời gian lâu hơn 1-2 tuần để phát các triệu chứng sau khi lây nhiễm. Việc phát bệnh bị trì hoãn này khiến giới chức khó có thể phát hiện các ca mắc trước khi lây lan. Theo ông, việc các bệnh nhân mắc COVID-19 có thời gian ủ bệnh lâu hơn dẫn tới tạo ra các cụm lây nhiễm gia đình.

Khoảng 46 ca mắc COVID-19 được ghi nhận trong 2 tuần qua ở 3 thành phố: Thư Lan, Cát Lâm (tỉnh Cát Lâm) và Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh). Việc các ca mắc COVID-19 tăng trở lại khiến giới chức Trung Quốc tái phong tỏa khu vực đông bắc có hơn 100 triệu dân.

Bloomberg cho hay, các nhà khoa học hiện vẫn chưa hiểu rõ ràng là liệu virus đang thay đổi đáng kể hay những khác biệt mà các bác sĩ Trung Quốc quan sát được hiện tại là do họ có thời gian theo dõi bệnh nhân lâu hơn, kỹ hơn so với giai đoạn đầu khi dịch bệnh mới bùng phát tại Vũ Hán.

Khi dịch bệnh bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán, hệ thống y tế địa phương dường như đã quá tải tới mức chỉ tập trung vào điều trị cho các ca bệnh nặng nhất. Trong khi đó, cụm dịch ở đông bắc Trung Quốc hiện có quy mô nhỏ hơn rất nhiều lần so với dịch bệnh ở Hồ Bắc, vốn khiến hơn 68.000 người nhiễm bệnh.

Chủ yếu tổn thương ở phổi

Tuy nhiên, hãng tin Bloomberg lưu ý, phát hiện này cho thấy rằng, có rất nhiều điều chưa biết về virus và điều này sẽ tác động tới nỗ lực kiềm chế lây lan dịch bệnh cũng như nỗ lực mở cửa trở lại của Trung Quốc.

Theo bác sĩ Qiu, các bác sĩ cũng nhận thấy các bệnh nhân COVID-19 ở vùng đông bắc Trung Quốc dường như chủ yếu bị tổn thương ở phổi trong khi bệnh nhân ở Vũ Hán tổn thương đa tạng từ tim, thận tới ruột.

Giới chức tin rằng hiện vùng dịch mới ở Trung Quốc có khả năng bắt nguồn từ việc tiếp xúc với các ca lây nhiễm trở về từ Nga, nơi hiện đang là một trong những vùng bị ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh ở Châu Âu. Bác sĩ Qiu nói rằng, trình tự gene cho thấy sự tương thích giữa các ca ở vùng đông bắc Trung Quốc với các ca có liên quan tới Nga.

Trong cụm dịch COVID-19 ở đông bắc, chỉ có 10% các ca COVID-19 chuyển sang tình trạng nguy kịch và 26 phải nhập viện.

Hiện tại, các tỉnh phía đông bắc Trung Quốc đã tái áp đặt các biện pháp phong tỏa, ngừng dịch vụ tàu hỏa, đóng cửa trường học và phong tỏa các khu dân cư để ngăn chặn khả năng lây lan dịch bệnh.

"Người dân không nên cho rằng đỉnh dịch đã qua và mất cảnh giác. Hoàn toàn có khả năng dịch bệnh sẽ tồn tại trong một thời gian dài" - bác sĩ Wu Anhua, một bác sĩ cao cấp về bệnh truyền nhiễm chia sẻ trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc hôm 19.5.

https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-dang-ngai-o-vung-dich-covid-hon-100-trieu-dan-cua-trung-quoc-806763.ldo
 

Theo Hải Anh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.