Phát hiện công xưởng chế tác rìu đá thời tiền sử tại Hbông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mới đây, tôi cùng Thạc sĩ Lê Hoàng Phong-Cán bộ Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ) trở lại Plei Ring (xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai)-nơi khảo sát lập hồ sơ di tích “Địa điểm Chiến thắng Plei Ring năm 1954”.

Quá trình mở rộng phạm vi khảo sát, chúng tôi phát hiện nhiều điều thú vị, mà theo nhận định bước đầu thì nơi đây có hệ thống công xưởng chế tác rìu đá thời tiền sử.

Trước đó, năm 2019, trong quá trình khảo sát lập hồ sơ di tích “Địa điểm Chiến thắng Plei Ring năm 1954”, chúng tôi tình cờ phát hiện một số di vật đá có dấu vết ghè đẽo và nhiều mảnh tước xuất lộ trên bề mặt đất canh tác của người dân, nghi là công cụ của người tiền sử.

Đến đầu năm 2020, nhân chuyến tham quan thác Phú Cường, tôi dẫn Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Khắc Sử-nguyên cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam trở lại Plei Ring khảo sát lần thứ hai và phát hiện thêm nhiều di vật đá phân bố trên phạm vi rộng. Từ đó, chúng tôi đưa ra nhận định tại đây có vết tích cư trú và chế tác công cụ của người tiền sử.

Bề mặt di tích. Ảnh: H.B.T

Bề mặt di tích. Ảnh: H.B.T

Trong lần trở lại Plei Ring này, chúng tôi phát hiện thêm nhiều điều thú vị. Phạm vi phân bố di vật trải dài trên đất rẫy trồng hoa màu cách trụ sở UBND xã Hbông khoảng 5 km, cách quốc lộ 25 khoảng 3 km.

Khu vực phân bố của di vật rộng khoảng 150 m và trải dài gần 1 km từ bia “Chiến thắng Plei Ring năm 1954” hướng ra quốc lộ 25. Đây là vùng có địa hình gò đồi lượn sóng kết hợp với những khu vực bề mặt khá bằng phẳng của đỉnh đồi và sườn dốc nghiêng thoải nhẹ, đất có kết cấu đất phù sa cổ màu xám nâu lẫn sỏi sạn đầu ruồi.

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi tìm thấy khối lượng di vật phong phú gồm các loại hạch đá opal có kích thước khác nhau; nhiều mảnh tước, phác vật rìu bị hỏng. Phác vật rìu tìm thấy có số lượng lớn, hầu hết đang ở công đoạn ghè tách từ khối đá nguyên liệu sau đó được ghè tu chỉnh ở 2 mặt để tạo thành những phác vật hoàn thiện. Ở Plei Ring hiện chưa tìm thấy rìu có vai hoàn thiện. Các di vật này tập trung thành các cụm lớn.

Trong quá trình canh tác, người dân san ủi mặt bằng làm cho hiện vật di chuyển khỏi các gò cao, nay chỉ còn 4 cụm lớn. Mỗi cụm rộng 3-4 ngàn m2, tương ứng với 1 nhóm hay 1 “làng nghề” chế tác ở một công đoạn nào đó trong hệ thống công xưởng.

Đặc biệt, trong quá trình khảo sát, chúng tôi tìm thấy 1 chiếc rìu mài hoàn thiện dạng hình răng trâu mà người dân nhặt được trong khu vực di tích. Rìu được làm bằng đá, có màu vàng nhạt dài 10 cm, rộng 4 cm. Một số người dân trong khu vực này còn cho biết thi thoảng họ vẫn nhặt được vài chiếc “búa trời” trong quá trình cày đất, đào hố trồng cà phê hay lúc thu hoạch mì.

Với kinh nghiệm của người làm khảo cổ, Thạc sĩ Lê Hoàng Phong nhận định đây không chỉ là một điểm chế tác công cụ mà có cả một hệ thống công xưởng với các công đoạn từ việc ghè tách đá nguyên liệu cho tới ghè tu chỉnh để tạo công cụ.

Anh đánh giá: “Di tích khảo cổ Plei Ring có thể là công xưởng chế tác phác vật rìu bằng đá opal. Đá nguyên liệu được người xưa lấy tại chỗ, bởi vùng này tập trung rất nhiều mỏ đá. Phác vật hầu hết đang ở công đoạn ghè tách từ khối đá nguyên liệu sau đó được ghè tu chỉnh ở 2 mặt để tạo thành những phác vật hoàn thiện. Đây là địa điểm rất có tiềm năng trong nghiên cứu khảo cổ học thời kỳ đồ đá và có thể khai quật trong thời gian tới”.

So sánh về đặc điểm di tích, loại hình, chất liệu và kỹ thuật chế tác công cụ, ở Plei Ring có điểm tương đồng với một số di tích đã được phát hiện và khai quật tại Gia Lai. Đó là sự hiện diện của các phác vật rìu có vai bằng đá opal được ghè 2 mặt với trình độ kỹ thuật cao của giai đoạn hậu kỳ Đá mới, có niên đại cách ngày nay 3.000-4.000 năm thuộc nền văn hóa tiền sử Biển Hồ.

Phác vật rìu thu được tại Plei Ring, xã Hbông, huyện Chư Sê. Ảnh: H.B.T

Phác vật rìu thu được tại Plei Ring, xã Hbông, huyện Chư Sê. Ảnh: H.B.T

Khái niệm công xưởng hay di chỉ cư trú-xưởng thời tiền sử là nơi chế tác một loại hình sản phẩm nào đó (công cụ đá, gốm, trang sức…) phục vụ nhu cầu cuộc sống và trao đổi giữa các cộng đồng cư dân. Đến nay, ở Tây Nguyên đã phát hiện và nghiên cứu hơn 200 di chỉ khảo cổ tiền sử, trong đó có gần 60 di tích công xưởng.

Hệ thống các di tích công xưởng ở Tây Nguyên thường tập trung thành các cụm hay các trung tâm. Ở mỗi trung tâm có nguồn nguyên liệu chế tác khác nhau, làm ra những sản phẩm không hoàn toàn giống nhau. Mỗi di tích công xưởng có thể là một đơn vị cư trú (làng). Điều này có nghĩa, vào giai đoạn Đá mới muộn trong xã hội ở Tây Nguyên đã xuất hiện một nhóm người làm nghề thủ công có tính xã hội hóa, xuất hiện những mối quan hệ trao đổi giữa các bộ tộc.

Trong nội bộ cộng đồng, sự phân công lao động theo giới có lẽ đã diễn ra. Việc chế tác đá đòi hỏi sức mạnh và kỹ năng nhất định nên phù hợp với nam giới. Các hoạt động nông nghiệp và khai thác thức ăn; các khâu tu chỉnh hiện vật đá, mài hay nghề thủ công chế tác gốm là công việc nhẹ nhàng hơn sẽ phù hợp với sức lao động của người già, phụ nữ hay trẻ em.

Gia Lai là địa phương có tiềm năng rất lớn trong nghiên cứu khảo cổ học tiền sử. Những năm qua, hệ thống di tích sơ kỳ Đá cũ An Khê được khai quật và nghiên cứu đã chứng minh đây là một trong những cái nôi của lịch sử nhân loại. Với di tích công xưởng Plei Ring thì mới chỉ là những phát hiện và nhận định bước đầu.

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu, năm 2025, Bảo tàng tỉnh dự kiến sẽ khai quật địa điểm trên nhằm làm rõ tính chất, niên đại, giá trị di tích… từ đó đề ra phương án bảo tồn hiệu quả. Việc có thêm di tích khảo cổ bên cạnh di tích lịch sử “Địa điểm Chiến thắng Plei Ring năm 1954” (đã được xếp hạng cấp tỉnh), kết hợp với cảnh quan hồ Ayun Hạ sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát huy giá trị di tích và đẩy mạnh phát triển du lịch như: du lịch sinh thái khám phá, du lịch nghỉ dưỡng...

Có thể bạn quan tâm

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).