Phát hiện 2 tảng đá lẫn vàng trị giá 11 triệu USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các thợ mỏ ở miền Tây Úc cho biết họ đã phát hiện 2 tảng đá lẫn vàng khổng lồ, trích xuất số vàng trị giá khoảng 11 triệu USD.

Công ty khai thác mỏ RNC Minerals (Canada) cho biết tảng đá lớn nặng 95 kg, chứa hơn 2.400 ounce (58 kg) vàng. Còn tảng thứ hai nặng 63 kg chứa 1.600 ounce (hơn 45 kg) vàng.

Hai tảng đá được cấu thành từ thạch anh. Chúng được tìm thấy gần TP Kalgoorlie – Úc hồi tuần trước.

Một kỹ sư khai thác mỏ mô tả phát hiện này là "cực kỳ hiếm gặp". Theo GS Sam Spearing đến từ Trường ĐH Curtin, vàng lẫn trong đá thường chỉ dừng lại ở một vài ounce.


 

t
Hai tảng đá được cấu thành từ thạch anh có lẫn vàng. Ảnh: RNC MINERALS



Trong khi đó, các nhà khảo cổ học vừa phát hiện một cái hố chứa hàng trăm đồng tiền vàng cổ tại Ý, có niên đại từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 5.

Đài ABC News hôm 10-9 dẫn lời Bộ Văn hóa Ý cho biết các đồng tiền vàng được tìm thấy cách đây 3 ngày trong một cuộc khai quật ở TP Como – Ý.

Bộ này sau đó chia sẻ những bức ảnh chụp các đồng tiền vàng sáng bóng đựng trong một chiếc lọ có từ thời La Mã với 2 tay cầm chôn dưới lòng đất.


 

 
 




Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ý Alberto Bonisoli cho biết phát hiện nói trên khiến ông "cảm thấy tràn ngập niềm kiêu hãnh". "Chúng tôi chưa biết ý nghĩa lịch sử và văn hóa của phát hiện này" - ông Bonisoli viết bằng tiếng Ý trên Facebook" - nhưng khu vực đó chứng tỏ đó là một kho báu thực sự cho ngành khảo cổ học của chúng tôi".

Được biết cái hố chứa những đồng tiền vàng tọa lạc tại nhà hát Teatro Cressoni – bị đóng cửa vào năm 1997 và sau đó bị phá hủy. Bộ Văn hóa Ý nói rằng cuộc khai quật nằm trong khuôn khổ hoạt động "tái xây dựng" nhà hát.

 
5 6 Các đồng tiền vàng sáng bóng đựng trong một chiếc lọ có 2 tay cầm từ thời La Mã chôn dưới lòng đất. Ảnh: Bộ Văn hóa Ý
Các đồng tiền vàng sáng bóng đựng trong một chiếc lọ có 2 tay cầm từ thời La Mã chôn dưới lòng đất. Ảnh: Bộ Văn hóa Ý.



Thành phố Como nằm ở phía Bắc nước Ý, giáp biên giới với Thụy Sĩ và cách thủ đô Rome khoảng 4 giờ đi tàu.

Phạm Nghĩa (theo BBC, ABC News, nld)

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.