Pháp tài trợ 843 triệu đồng tu bổ phần mái Khải Tường lâu thuộc cung An Định ở cố đô Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thông qua Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa phê duyệt quyết định tiếp nhận khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 843 triệu đồng từ Bộ Văn hóa-Chính phủ Pháp cho dự án "Tu bổ phần mái Khải Tường lâu" thuộc cung An Định ở cố đô Huế.

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế giao Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tiếp nhận khoản tài trợ và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

Khải Tường Lâu sẽ được tu bổ lại hệ thống mái. Ảnh baothuathienhue.vn
Khải Tường Lâu sẽ được tu bổ lại hệ thống mái. Ảnh baothuathienhue.vn

Dự án sẽ xử lý triệt để thấm dột mái xuống công trình và hạn chế nguy cơ gây hư hỏng các bộ phận khác của công trình. 

Cung An Định tọa lạc tại địa chỉ 179 B Phan Đình Phùng (TP. Huế). Đây là nơi ở của gia đình cựu hoàng Bảo Đại từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Sau năm 1975, bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng.

Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình được xây dựng vào năm 1917.

Ban đầu, trong cung An Định có 10 công trình. Tuy nhiên, hiện chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là cổng chính, đình Trung Lập và Khải Tường lâu.

Khải Tường lâu tại cung An Định là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa Festival Huế, giao lưu văn hóa nghệ thuật hàng năm của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là một công trình đồ sộ với dáng vẻ một lâu đài châu Âu thời trung cổ.

Tòa lầu có diện tích nền 745 m2, gồm ba tầng, 22 phòng, đủ cả phòng khách, phòng ở và khu vực thờ phụng.

Giá trị nổi bật của Khải Tường lâu là nghệ thuật trang trí vẽ trực tiếp lên tường ở nội thất và nghệ thuật đắp nổi các phù điêu ở ngoại thất; trong đó tiêu biểu là 6 bức tranh tường vẽ cảnh của các khu lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và 2 bức vẽ lăng vua Đồng Khánh, phụ hoàng của vua Khải Định.

Dự án hoàn thành sẽ góp phần đem lại diện mạo khang trang, sạch đẹp, trả lại vẻ đẹp vốn có của tòa lâu đài và phát huy giá trị tổng thể di tích cung An Định, tạo điểm nhấn tham quan du lịch kết nối với các điểm tham quan khác thuộc Quần thể Di tích Huế; đồng thời phục vụ rộng rãi cho cộng đồng địa phương, khách tham quan quốc tế, nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh đến tham quan, nghiên cứu, học tập.

PHƯƠNG VI (theo TTXVN, thanhnien.vn)

Pháp tài trợ 843 triệu đồng tu bổ phần mái Khải Tường lâu thuộc cung An Định ở cố đô Huế ảnh 2
 

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.