Lăng Khải Định-Kiệt tác nghệ thuật khảm sành của xứ Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Toàn bộ nội thất trong cung Thiên Định đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh với những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện...

 

Trong số các loại hình nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế, khảm sành sứ được đánh giá có vai trò và vị trí quan trọng hàng đầu trong việc tạo nên diện mạo tiêu biểu cho kiến trúc cung đình triều Nguyễn.

Đại diện cho trào lưu nghệ thuật này chính là lăng Khải Định, một kiệt tác nghệ thuật khảm sành sứ của xứ Huế.

Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.


 

Toàn bộ 4 mặt tường nội điện, nơi đặt hương án thờ vua Khải Định, đều được khảm sành sứ và thủy tinh màu. (Ảnh: Thanh Hòa/Báo Ảnh Việt Nam)
Toàn bộ 4 mặt tường nội điện, nơi đặt hương án thờ vua Khải Định, đều được khảm sành sứ và thủy tinh màu. (Ảnh: Thanh Hòa/Báo Ảnh Việt Nam)


Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ;" có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm "thủy tụ," gọi là "minh đường." Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là "mặt bằng" của lăng, thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.

Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm, qua hai đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và con là Bảo Đại mới hoàn tất.

So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, với kích thước 117m x 48,5m nhưng ngược lại cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, ximăng, ngói Ardoise..., cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này.


 

Hiệu ứng ánh sáng làm cho nghệ thuật khảm sành trong gian phòng đặt tượng vua Khải Định trở nên lung linh ảo diệu. (Ảnh: Thanh Hòa/Báo Ảnh Việt Nam)
Hiệu ứng ánh sáng làm cho nghệ thuật khảm sành trong gian phòng đặt tượng vua Khải Định trở nên lung linh ảo diệu. (Ảnh: Thanh Hòa/Báo Ảnh Việt Nam)



Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây.

Công trình này gồm 5 phần liền nhau. Hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng. Phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định. Chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua ở trên và mộ phần phía dưới. Trong cùng là khám thờ bài vị của vua.

Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920, do hai người Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua Khải Định. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua.


 

Cận cảnh một khoảng tường nội điện nổi bật với hàng nghìn chi tiết trang trí khảm sành sứ. (Ảnh: Thanh Hòa/Báo Ảnh Việt Nam)
Cận cảnh một khoảng tường nội điện nổi bật với hàng nghìn chi tiết trang trí khảm sành sứ. (Ảnh: Thanh Hòa/Báo Ảnh Việt Nam)
 Tranh khảm sành mang chủ đề muông thú. (Ảnh: Thanh Hòa/Báo Ảnh Việt Nam)
Tranh khảm sành mang chủ đề muông thú. (Ảnh: Thanh Hòa/Báo Ảnh Việt Nam)
Hệ thống các ô hộc trang trí trên tường được thể hiện bằng nghệ thuật khảm sành sứ theo nhiều chủ đề khác nhau. (Ảnh: Thanh Hòa/Báo Ảnh Việt Nam)
Hệ thống các ô hộc trang trí trên tường được thể hiện bằng nghệ thuật khảm sành sứ theo nhiều chủ đề khác nhau. (Ảnh: Thanh Hòa/Báo Ảnh Việt Nam)

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.