Phải rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là thí sinh cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Cả nước năm nay có hơn 888.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong số này có hơn 636.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ).


Năm nay, một phần do tác động của dịch Covid-19, một phần do Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7, nên kỳ thi THPT quốc gia được đổi thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chính phủ đã phân cấp cho địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn. Bộ GD-ĐT vẫn chịu trách nhiệm chung, trong đó có việc xây dựng đề thi; phần mềm chấm thi trắc nghiệm; công tác tập huấn; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi…

Kỳ thi này không đơn thuần là để xét công nhận tốt nghiệp THPT mà còn nhằm đánh giá kết quả học tập của người học phổ thông cấp THPT; làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông. Các cơ sở ĐH-CĐ cũng có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh. Do đó, tính an toàn, khách quan, trung thực của kỳ thi vẫn phải được đặt lên hàng đầu, vì rõ ràng đây vẫn là một kỳ thi “2 trong 1”, khi mà hầu hết các trường ĐH-CĐ trong cả nước vẫn sử dụng kết quả để tuyển sinh.

Vấn đề mà dư luận đang quan tâm là năm nay, kỳ thi không huy động lực lượng từ các trường ĐH tham gia coi thi, chấm thi. Vậy thì tính chất khách quan, trung thực của kỳ thi có được bảo đảm? Liệu có xảy ra các sự cố đáng tiếc như đã từng xảy ra? Bộ GD-ĐT cho biết, dù không huy động các trường ĐH-CĐ coi thi, chấm thi như mọi năm, nhưng bộ đã huy động hơn 6.000 cán bộ, giảng viên ĐH tham gia các đoàn thanh tra của bộ, của sở triển khai công tác thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi. Kỳ thi năm nay cũng có thêm sự tham gia của Thanh tra Chính phủ và thanh tra cấp tỉnh tham gia giám sát. Như vậy, kỳ thi năm nay, cùng một đối tượng, một thời gian nhưng có 3 lực lượng thanh tra: thanh tra giáo dục, Thanh tra Chính phủ, thanh tra cấp tỉnh. Bộ GD-ĐT khẳng định Ban chỉ đạo quốc gia đã phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên, quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, mỗi việc phải có một người chịu trách nhiệm chính, đơn cử như có người chịu trách nhiệm về công tác ra đề thi; phần mềm chấm thi; kết nối, báo cáo thông tin về kỳ thi... Ban chỉ đạo quốc gia cũng yêu cầu ban chỉ đạo thi các tỉnh thành cũng phân công theo hướng như vậy, rõ việc, rõ người và rõ trách nhiệm.

Dư luận lo ngại về tính trung thực, khách quan khi kỳ thi giao về cho địa phương tổ chức là có cơ sở. Dù lực lượng thanh tra thi được tăng cường như vậy, nhưng nếu không chuẩn bị kỹ càng, không lựa chọn cán bộ thanh tra bảo đảm yêu cầu thì sẽ không tránh khỏi tình trạng thanh tra “cưỡi ngựa xem hoa”. Trong hàng ngàn người tham gia, chỉ 1-2 người thiếu trách nhiệm sẽ ảnh hưởng tới sự khách quan của cả kỳ thi. Do đó, bên cạnh phải phân rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, Bộ GD-ĐT cũng cần tăng cường các giải pháp kỹ thuật, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra; có yêu cầu rất cụ thể đối với cán bộ, giảng viên đại học làm công tác thanh tra, kiểm tra. Nếu trường nào cử cán bộ không đảm bảo tiêu chuẩn thì hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, chứ không thể chung chung. Bên cạnh đó, để bảo đảm kỳ thi diễn ra suôn sẻ, trung thực, cần hoàn thiện phương án cụ thể để giám sát chặt chẽ khâu coi thi, chấm thi tại địa phương; hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý thi, phần mềm chấm thi trắc nghiệm; sát sao việc định hướng dạy học, ôn tập, tạo tâm lý ổn định đối với giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Kỳ thi năm nay cũng là năm đầu tiên sau khi có kết quả kỳ thi, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức so sánh phổ điểm thi tốt nghiệp với điểm học bạ của học sinh. Đây có thể là áp lực nhưng cũng là cơ hội để các địa phương khẳng định chất lượng giáo dục của mình. Nếu tổ chức kỳ thi trung thực, chúng ta sẽ có cơ hội để đối sánh chất lượng giáo dục ở các địa phương, bảo đảm sự đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh. Ngược lại, nếu kết quả thi không trung thực, cộng với việc đánh giá ở nhà trường không thực chất, chúng ta không thể biết được chất lượng giáo dục ở các địa phương. Do đó, tổ chức một kỳ thi khách quan, an toàn, nghiêm túc, chính là tạo niềm tin cho nhân dân, công bằng cho học sinh, mà trong đó, vai trò của thanh tra là rất quan trọng.

 

Theo LÂM NGUYÊN (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.