Ông Trump sẽ kích hoạt tình trạng khẩn cấp quốc gia vì người nhập cư trái phép?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Donald Trump ngày 18-11 xác nhận ông sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, dùng đến quân đội để trục xuất người nhập cư bất hợp pháp.

Ban đầu, nhà hoạt động Tom Fitton viết trên mạng xã hội Social Truth ngày 18-11: "Tin tốt: các nguồn tin cho biết chính quyền ông Donald Trump đã chuẩn bị tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và sẽ sử dụng quân đội để đảo ngược sự xâm lấn dưới thời chính quyền Joe Biden thông qua một chương trình trục xuất hàng loạt".

Sau đó, ông Trump phản hồi bài viết của ông Fitton: "Đây là chuyện có thật!".

Ông Trump từng tuyên bố sẽ tiến hành đợt trục xuất lớn nhất lịch sử sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20-1-2025.

Ông Donald Trump. Ảnh: NBC News
Ông Donald Trump. Ảnh: NBC News

Tại cuộc vận động tranh cử ở Madison Square Garden (New York), ông Trump tuyên bố: "Vào ngày đầu tiên cầm quyền, tôi sẽ khởi động chương trình trục xuất lớn nhất trong lịch sử Mỹ đối với những tên tội phạm. Tôi sẽ giải cứu mọi thành phố và thị trấn. Chúng ta sẽ tống những tên tội phạm hung ác và khát máu vào tù, sau đó đuổi chúng ra khỏi đất nước chúng ta càng nhanh càng tốt".

Tờ The Hill ngày 18-11 dẫn lời bà Karoline Leavitt, người được ông Trump chọn làm Thư ký báo chí Nhà Trắng cho chính quyền sắp tới, cho biết: "Tổng thống Trump sẽ huy động mọi quyền lực liên bang và tiểu bang cần thiết để tiến hành chiến dịch trục xuất tội phạm bất hợp pháp lớn nhất, những kẻ buôn ma túy và buôn người trong lịch sử Mỹ, đồng thời giảm chi phí cho các gia đình".

"Người dân Mỹ bầu chọn ông Trump với tỉ lệ phiếu áp đảo, trao cho ông nhiệm vụ thực hiện những lời hứa mà ông cam kết trong chiến dịch tranh cử, như trục xuất tội phạm nhập cư và khôi phục sự vĩ đại của nền kinh tế. Ông ấy sẽ thực hiện"-bà Karoline khẳng định.

Khi vừa đắc cử, ông Trump công bố nhiều lựa chọn nội các với các nhân vật có quan điểm cứng rắn về nhập cư. Ông chỉ định cựu quyền giám đốc Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Tom Homan làm "ông trùm biên giới". Đồng thời, ông Trump chọn Thống đốc South Dakota Kristi Noem làm người đứng đầu Bộ An ninh Nội địa.

Tuy nhiên, theo tờ New York Post, bất kỳ nỗ lực huy động quân đội nào cũng sẽ đối mặt với các rào cản pháp lý vì Đạo luật Comitatus Posse 1878 hạn chế chính phủ liên bang sử dụng quân đội để thực thi chính sách trong nước.

Mặc dù vậy, đạo luật nêu trên không cấm Lực lượng Vệ binh Quốc gia phục vụ công tác hành pháp.

Một nguồn tin của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) xác nhận với New York Post rằng quân đội bị cấm thực hiện nhiệm vụ của cảnh sát nếu không có sự cho phép của Quốc hội.

Nguồn tin này nói thêm: "Nếu chính quyền mới theo đuổi chiến lược như vậy, có thể sẽ phải triển khai các đơn vị Vệ binh Quốc gia hoặc các nguồn lực quân sự khác theo các khuôn khổ pháp lý khác nhau". Tuy nhiên, cách này chắc chắn sẽ gây ra phản ứng dữ dội.

Theo Huệ Bình (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null