"Ông lớn" Vicem tự làm giảm giá trị doanh nghiệp như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công ty mẹ - Vicem (Tổng công ty xi măng Việt Nam) loại tài sản không cần dùng khỏi giá trị doanh nghiệp và đề nghị điều chuyển, bàn giao không đúng quy định.
Báo cáo Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội đã chỉ ra nhiều sai phạm tại các đơn vị thuộc Vicem, đồng thời đề nghị Vicem kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân liên quan.
Loại tài sản ra khỏi giá trị doanh nghiệp
Đáng chú ý, tại công ty mẹ - Vicem loại tài sản không cần dùng khỏi giá trị doanh nghiệp và đề nghị điều chuyển, bàn giao không đúng quy định.
Cụ thể, đề nghị điều chuyển nhà điều dưỡng 5 tầng về Bộ Xây dựng quản lý không đúng quy định tại Điều 42 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
 
Kiểm toán nhà nước đã phát hiện một số đơn vị đã loại tài sản không cần dùng khỏi giá trị doanh nghiệp và đề nghị điều chuyển, bàn giao không đúng quy định.
Tiếp đó, bàn giao về địa phương một số tài sản là cầu, đường do công ty đầu tư xây dựng, đang sử dụng làm đường giao thông phục vụ dân sinh và sản xuất kinh doanh tại Vicem Hải Phòng nguyên giá 93.878 triệu đồng, giá trị còn lại 56.188 triệu đồng, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp nguyên giá 15.854 triệu đồng, giá trị còn lại 6.167 triệu đồng không đúng quy định tại điểm 3 Điều 14 Nghị định 126/2017/NĐ-CP.
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng xác định, việc đối chiếu, xác nhận công nợ phải thu, phải trả chưa đầy đủ là Công ty mẹ - Vicem; Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch; Vicem Hải Phòng.
Đặc biệt, Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC xác định chưa chính xác giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ - Vicem, KTNN kiến nghị điều chỉnh tăng theo phương pháp tài sản 1.169,52 tỷ đồng, theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức 1.747,96 tỷ đồng.
3 lô đất của Vicem chưa hoàn thành thủ tục, phê duyệt lại
Đề xuất thay đổi phương án sắp xếp, xử lý nhà đất đã được Bộ Xây dựng phê duyệt đối với 03 lô đất, song chưa hoàn thành thủ tục hoặc/và chưa được phê duyệt lại.
Cụ thể, lô đất 8.476 m2 tại 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Mễ Trì (quận Nam Từ liêm, Hà Nội) Tổng công ty đề thay đổi từ "tiếp tục xây dựng Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem" thành "chuyển nhượng toàn bộ dự án", đã được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương nhưng Tổng công ty chưa hoàn thành thủ tục, nội dung điều chỉnh phương án trình phê duyệt;
 
Khởi công từ năm 2011 và dự kiến hoàn thành 3 năm sau đó, nhưng hiện tại toà tháp Vicem Tower nghìn tỷ vẫn bỏ hoang.
Theo tìm hiểu của PV, dự án Vicem Tower do Vicem làm chủ đầu tư được xây dựng trên trục đường vành đai 3 Phạm Hùng, cạnh tòa nhà Keangnam, với chức năng làm trụ sở làm việc, văn phòng cho thuê và kinh doanh thương mại
Được khởi công từ năm 2011 và dự kiến hoàn thành sau ba năm, nhưng đến nay, công trình Dự án Vicem Tower mới chỉ xong phần xây thô và chủ đầu tư đã phải lùi thời hạn hoàn tất sang quý 3/2017. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, công trường dự án vẫn không có bất kỳ hoạt động xây dựng nào, cỏ hoang mọc ở nhiều nơi, hàng rào bao quanh đã xuống cấp.
Đối với lô đất 52.083 m2 tại ngõ 122 Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thay đổi từ "Xây dựng Dự án Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy" thành "tiếp tục quản lý, sử dụng như hiện trạng, sau khi cổ phần hoá sẽ báo cáo việc sử dụng đất theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, tái cấu trúc Vicem theo quy hoạch của TP Hà Nội", được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương song Bộ Tài chính chưa có ý kiến;
Cuối cùng là lô đất 166.527m2 tại Khu công nghiệp Đông Hồi, xã Quỳnh Lập (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) thay đổi từ "tiếp tục xây dựng dự án Nhà máy kết cấu bê tông vật liệu xây dựng không nung Đông Hồi" thành "chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với chuyển nhượng dự án", đến tháng 5/2019 Bộ Xây dựng chưa có ý kiến.
Trần Kháng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null