Ông Jim Jordan thất bại trong cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghị sĩ Jim Jordan chỉ giành được 200 phiếu bầu, chưa đáp ứng được mức cần thiết là 217 phiếu để đắc cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ, do 20 người thuộc đảng Cộng hòa không bỏ phiếu cho ông.
Hạ nghị sỹ Cộng hòa theo đường lối cánh hữu - ông Jim Jordan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hạ nghị sỹ Cộng hòa theo đường lối cánh hữu - ông Jim Jordan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Hạ nghị sỹ Cộng hòa theo đường lối cánh hữu - ông Jim Jordan - ngày 17/10 đã thất bại trong lần bỏ phiếu đầu tiên cho vị trí Chủ tịch Hạ viện Mỹ, nhưng dự kiến sẽ thu hút được thêm phiếu ủng hộ trong lần bỏ phiếu tới.

Kết quả bỏ phiếu cho thấy ông Jordan giành được 200 phiếu bầu, chưa đáp ứng được mức cần thiết là 217 phiếu để đắc cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ, do 20 đồng nghiệp thuộc đảng Cộng hòa không bỏ phiếu cho vị hạ nghị sỹ này.

Trong khi đó, toàn bộ 212 hạ nghị sỹ Dân chủ đã bỏ phiếu cho thủ lĩnh phe thiểu số - Hạ nghị sỹ Hakeem Jeffries.

Đáng chú ý, 7 thành viên Cộng hòa đã bỏ phiếu cho ông Steve Scalise - nhân vật số 2 của đảng này tại Hạ viện Mỹ và đã thất bại trong nỗ lực tranh cử chức Chủ tịch Hạ viện hồi tuần trước, trong khi 6 hạ nghị sỹ Cộng hòa khác lại bỏ phiếu cho cựu Chủ tịch Kevin McCarthy.

Ba đảng viên Cộng hòa lại bỏ phiếu cho ông Lee Zeldin - vị nghị sỹ đã nghỉ hưu hồi tháng Một, trong khi 4 Hạ nghị sỹ Cộng hòa là Tom Cole, Tom Emmer, Thomas Massie và Mike Garcia mỗi người có được 1 phiếu bầu. Cả ông McCarthy và ông Scalise đều bỏ phiếu cho ông Jordan.

Thất bại trong lần bỏ phiếu này đồng nghĩa với việc Hạ viện Mỹ hiện vẫn không có người lãnh đạo, như đã xảy ra kể từ khi một nhóm đảng viên Cộng hòa có quan điểm cứng rắn phế truất ông McCarthy hồi 2 tuần trước.

Diễn biến này khiến Quốc hội Mỹ không thể ứng phó với những cuộc chiến ở Trung Đông, Ukraine và chỉ còn 1 tháng nữa là Chính phủ Mỹ phải đối mặt với thời hạn đóng cửa một phần.

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

null