Nuôi hươu sao cho thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Ia Pa mạnh dạn nuôi thử nghiệm hươu sao lấy nhung. Bước đầu mô hình này cho hiệu quả kinh tế cao, có hộ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trước đây, cuộc sống của gia đình ông Đinh Quang Hiệu (thôn Kim Năng 2, xã Ia Ma Rơn) chỉ trông vào mấy sào lúa nước, thu nhập hàng năm không đủ trang trải. Không cam chịu đói nghèo, ông đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa đầu tư nuôi hươu sao. Ban đầu, do thiếu vốn cộng với chưa có kinh nghiệm nên gia đình ông chỉ nuôi thử nghiệm vài con. Khi mới đưa về địa phương, hươu sao chưa thích nghi với khí hậu nên gia đình ông Hiệu gặp không ít khó khăn. Không nản chí, ông học hỏi thêm kinh nghiệm chăn nuôi qua bạn bè và thông tin trên mạng nên dần dần thành công.

 

Đàn hươu sao nhà ông Hiệu cho thu nhập vài chục triệu đồng mỗi năm. Ảnh: L.N
Đàn hươu sao nhà ông Hiệu cho thu nhập vài chục triệu đồng mỗi năm. Ảnh: L.N

Để hươu sao phát triển ổn định và tăng đàn nhanh, ông Hiệu đầu tư hơn 100 triệu đồng đặt mua con giống chất lượng ở tỉnh Hà Tĩnh và xây dựng chuồng trại kiên cố. Vì vậy, nhiều năm qua, đàn hươu sao của ông không mắc dịch bệnh, phát triển tốt. Từ chỗ nuôi vài con lấy nhung, hiện đàn hươu sao của gia đình ông Hiệu đã có 13 con. Ông cho hay: “Năm 2012, tôi về huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) thăm gia đình ông bà sui gia, thấy người dân nuôi hươu sao vừa ít tốn công chăm sóc, công việc nhẹ nhàng, cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi quyết định mua 3 con về nuôi thử. Đầu tiên chỉ lấy nhung để gia đình bồi dưỡng sức khỏe, nhưng thấy đàn hươu phát triển tốt, có nhung hươu đến đâu đều tiêu thụ hết và hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã mua thêm 4 con nữa để nuôi. Sắp tới, tôi định mở rộng thêm chuồng trại và bãi cỏ để mở rộng mô hình này. Hiện giá nhung hươu khoảng 18-19 triệu đồng/kg nhưng vẫn không đủ hàng cung cấp. Mỗi năm, gia đình thu 50-70 triệu đồng từ tiền bán nhung và bán giống. Ngoài chăn nuôi, tôi còn trồng thêm 4 ha mía, 3 ha điều, ước tính mỗi năm sau khi trừ mọi chi phí, gia đình lãi trên 150 triệu đồng”.

Gia đình ông Đinh Văn Hùng (thôn Kim Năng 2) thấy mô hình nuôi hươu sao của ông Hiệu mang lại hiệu quả kinh tế cao nên cũng mạnh dạn đầu tư mua giống về nuôi. Ông Hùng cho biết: “Được sự giúp đỡ của ông Hiệu về kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, ban đầu tôi chỉ nuôi 6 con nhưng bây giờ cả đàn đã 13 con. Mỗi năm hươu cái đẻ một lứa, còn hươu đực thì 2 năm tuổi bắt đầu cho nhung. Năm đầu tiên lượng nhung ít, chỉ khoảng 0,1-0,2 kg/con, sau đó tăng lên và đến năm thứ 5 trở đi thì nhung thu ổn định khoảng 0,7-0,8 kg nhung/con. Nhung hươu thường bắt đầu mọc vào mùa xuân, cắt khoảng tháng 2 Âm lịch”.

Theo đánh giá của các hộ nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Ia Pa, mô hình này tuy đầu tư vốn lớn nhưng sản phẩm bán rất chạy, thị trường ổn định, giá hiện dao động 18-19 triệu đồng/kg nhung, thậm chí có nơi 24 triệu đồng/kg. Hiện nay, lượng nhung hươu của các hộ dân trên địa bàn huyện Ia Pa không đủ bán và thường có người đặt hàng trước. Ông Hiệu cho biết thêm: Thức ăn cho hươu là cỏ, lá mì, xoan, bạch đàn, keo… Nuôi hươu tận dụng được phế phụ phẩm nông nghiệp và tận dụng được công lao động của người già hay trẻ em. Để đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho hươu, mình có thể trồng thêm cỏ.

Với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, mô hình nuôi hươu sao lấy nhung đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho người dân huyện Ia Pa phát triển kinh tế hộ gia đình.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.