(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.
(GLO)- Từ nguồn vốn Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã Ia Ko (huyện Chư Sê) tập trung xây dựng dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế.
(GLO)- Mô hình nuôi bò nhốt chuồng đã mang lại lợi ích kép cho người chăn nuôi ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) khi không chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
(GLO)- Nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tự lực trong lao động sản xuất, chi tiêu tiết kiệm, từng bước vươn lên gầy dựng cuộc sống ấm no.
(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, giá bò hơi trên thị trường giảm đáng kể nhưng vẫn khó tiêu thụ. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng cao. Tình trạng này đẩy nhiều hộ chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai rơi vào cảnh khó khăn.
Đầu năm 2016, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai triển khai dự án nuôi bò công nghệ cao tại tỉnh Đắk Nông với quy mô đầu tư hơn 2.632 tỉ đồng. Thế nhưng, siêu dự án này chỉ “sớm nở, tối tàn“ đã khiến cho rất nhiều người dân vô cùng thất vọng.
Thời gian đầu, thấy anh Hồng làm kiểu nhà lạ để nuôi bò vỗ béo, nhiều người Mông ở Pả Vi, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) còn tưởng đầu óc anh có vấn đề, có người dọa anh làm trái ý “bề trên“ sẽ bị phạt. Bỏ ngoài tai tất cả, chàng trai 9X này vẫn kiên trì làm theo ý mình. Giờ anh đã thành triệu phú.
Mấy năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt chứng kiến sự đổ bộ của rất nhiều các đại gia, rót vốn hàng nghìn tỷ đồng để phát triển nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi bò như CEO Asanzo Phạm Văn Tam, bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai,… Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công, cũng đem lại lợi nhuận.
(GLO)- Ông Vũ Cao Mại (buôn Chư Jut, xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là một trong những người tiên phong trong phát triển mô hình kinh tế tổng hợp vườn-ao-chuồng (VAC). Mô hình này đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Làng có 110 hộ, thì hết 107 hộ làm chung một nghề: Nuôi bò vỗ béo. Cuộc sống của người dân An Ðôn (xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) đã ổn định và ngày càng thịnh vượng nhờ nghề này.
(GLO)- Dịch tả heo châu Phi năm 2019 khiến nhiều hộ chăn nuôi tại huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) bị thiệt hại nặng nề. Hiện nay, khi việc tái đàn còn gặp nhiều khó khăn do lo ngại dịch bệnh quay trở lại, nhiều hộ dân đã chủ động chuyển đổi giống vật nuôi nhằm bảo đảm nguồn thu nhập.
(GLO)- Xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi. Phát huy lợi thế này, nhiều mô hình chăn nuôi được hình thành, mang lại thu nhập ổn định cho người dân, nổi bật là mô hình chăn nuôi dê của anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Linh Nham và mô hình trang trại bò của anh Đặng Thanh Nghiêm ở thôn Hrak cho thu nhập mỗi năm hơn 500 triệu đồng.
Đến xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) trong một dịp đi công tác, sau khi kết thúc công việc, tôi ngỏ ý với anh Chủ tịch Hội Nông dân xã là muốn đi thăm một gương điển hình chăn nuôi giỏi của địa phương. Rất nhiệt tình, anh Lê Vĩnh Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã đã giới thiệu và dẫn tôi đến nhà của anh Nguyễn Hoàng Duy tại thôn Vĩnh Giang, một nông dân chăn nuôi bò 3B, bò Zebu rất giỏi của xã.
Chán cảnh làm thuê với tiền công 7.000-8.000 đồng/ngày, nuôi vịt thì thua lỗ nặng, vợ chồng chị Đoan quyết vay mượn tiền mua 3 con bò sữa về nuôi. Giờ anh chị có nhà lầu, tậu xế hộp và đút túi gần 2 tỷ/năm nhờ bò sữa.