Trai 9X người Mông xây "biệt thự" cho bò khổng lồ, đẹp hơn cả nhà ở, kiếm đều đặn trăm triệu mỗi năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian đầu, thấy anh Hồng làm kiểu nhà lạ để nuôi bò vỗ béo, nhiều người Mông ở Pả Vi, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) còn tưởng đầu óc anh có vấn đề, có người dọa anh làm trái ý "bề trên" sẽ bị phạt. Bỏ ngoài tai tất cả, chàng trai 9X này vẫn kiên trì làm theo ý mình. Giờ anh đã thành triệu phú.
 
Anh Sùng Mý Hồng nuôi bò vỗ béo tại gia đình ở Pả Vi, huyện Mèo Vạc, Hà Giang.
Anh Sùng Mý Hồng nuôi bò vỗ béo tại gia đình ở Pả Vi, huyện Mèo Vạc, Hà Giang.
Mới đây, đón đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đến thăm nhà, anh Sùng Mý Hồng (sinh năm 1995) ở xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc tỏ ra rất vui mừng. Anh Hồng khoe, từ năm 2017, anh đầu tư hơn 300 triệu đồng xây chuồng trại nuôi bò vỗ béo. Đến giờ gia đình anh mỗi năm nuôi từ 20 - 30 con bò, thu lãi khoảng trên 200 triệu đồng, tùy giá bò hơi mỗi lần xuất bán.
Khi vào thăm chuồng trại chăn nuôi của gia đình anh Hồng, các thành viên trong đoàn công tác rất bất ngờ. Bên cạnh căn nhà gỗ tạp lụp xụp là khu chuồng nuôi bò được xây dựng kiên cố, các xà, cột được bê tông cốt thép rất vững chắc. Ai cũng bảo hiếm thấy nông dân nào xây chuồng nuôi bò mà đẹp hơn cả nhà ở của mình như vậy.
Chuồng bò của anh Hồng còn có máng ăn, khu để thức ăn, hầm xả thải được làm rất bài bản. "Khu chuồng này giống như biệt thự để dành cho bò. Từ cách thiết kế móng, tường chuồng đến khu máng ăn, xả thải... đều được chăm chút, sạch đẹp", ông Đỗ Minh Hải- Phó Giám đốc Trung tâm Môi trường và phát triển bền vững (Trung ương Hội ND Việt Nam) nhận xét.
Chia sẻ về bí quyết chăn nuôi bò vỗ béo của mình, anh Hồng cho hay: Để nuôi bò hiệu quả và nhanh có lãi, tôi thường chọn mua các con bò gầy ở chợ Mèo Vạc. Giống bò ở đây chủ yếu là bò địa phương (hay còn gọi là bò Mông). 
Đây là giống bò được người Mông nuôi từ lâu đời, bò 5 năm tuổi có khối lượng 400-600kg/con. Bò có tỷ lệ mỡ giắt cao, thịt thơm ngon.
"Tìm mua bò phải chọn con khỏe mạnh, bò không bị khô miệng. Khi chọn mua bò, bí quyết của tôi là thường cho bò ăn thử cỏ tươi, nếu bò khỏe sẽ ăn ngay, còn bò bệnh sẽ không ăn hay ăn ít. Tiếp nữa là phải biết quan sát cách đi đứng của vật nuôi, bò khỏe mạnh thường có dáng đi nhanh nhẹn...", anh Hồng tiết lộ.
Theo anh Hồng, giá bò giống mua ở chợ tùy thuộc vào khối lượng và thể trạng. Thường thì giá bò lai dao động từ 28 – 29 triệu đồng/con; giá bò địa phương từ 16 – 18 triệu đồng/con.
 
Sau ba tháng nuôi bò vỗ béo, anh Hồng có lãi từ 5 đến trên dưới 15 triệu đồng/con, tùy loại.
Sau ba tháng nuôi bò vỗ béo, anh Hồng có lãi từ 5 đến trên dưới 15 triệu đồng/con, tùy loại.
Sau khi mua bò về, anh Hồng mua thêm các loại thuốc, vắc-xin như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, nhiệt thán... về tiêm cho bò để phòng, trị bệnh. 
Để có đủ thức ăn cho vật nuôi, anh Hồng và các thành viên trong gia đình luôn chủ động trồng các loại cỏ như cỏ voi, VA06, đặt biệt giống cỏ Goa-tê-ma-la có khả năng chịu hạn và chịu rét rất tốt. 
"Hiện, gia đình tôi có 4ha trồng các loại cỏ trên các khu núi đá đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho đàn bò ăn trong năm. Bên cạnh đó, chúng tôi chỉ cho bò ăn cỏ tươi, không để sang ngày hôm sau. Ngoài ra gia đình còn bổ sung hạt ngô bung với lượng khoảng 0,5- 0,7 kg/con/ngày...", anh Hồng chia sẻ.
Để phục vụ đàn bò, anh Hồng còn đầu tư mua thêm máy cắt cỏ hiện đại. Sau khi thu hoạch cỏ về, anh Hồng dùng máy cắt khúc cỏ khoảng 2-3 cm và chia đều lượng cỏ khoảng 20-30 kg/con/ngày. 
Anh Hồng cho biết, thời gian nuôi bò vỗ béo thích hợp là khoảng 100 ngày. Bò sau khi được vỗ béo rất dễ bán, lợi nhuận thu được dao động khoảng trên dưới 10 triệu đồng/con sau khoảng 3 tháng nuôi, tùy loại. Những con bò đẹp có thể có lãi nhiều hơn nhờ giá bò hơi được cao hơn.
"Tôi nuôi được nhiều bò đẹp nên các lái thường đến tận nhà mua, ít khi phải mang ra chợ phiên bán", anh Hồng chia sẻ.
 
"Biệt thự" nuôi bò vỗ béo của anh Hồng ở Pả Vi.
"Biệt thự" nuôi bò vỗ béo của anh Hồng ở Pả Vi.
 
Khu xả chất thải từ đàn bò được anh Hồng thiết kế bài bản. Phân và nước thải được anh Hồng thu gom, ủ hoai mục sau đó đưa đi trồng cỏ, trồng ngô làm thức ăn cho đàn bò.
Khu xả chất thải từ đàn bò được anh Hồng thiết kế bài bản. Phân và nước thải được anh Hồng thu gom, ủ hoai mục sau đó đưa đi trồng cỏ, trồng ngô làm thức ăn cho đàn bò.
 
Anh Hồng đầu tư mua máy cắt cỏ hiện đại để nuôi bò vỗ béo.
Anh Hồng đầu tư mua máy cắt cỏ hiện đại để nuôi bò vỗ béo.
Bà Hoàng Thị Chính - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mèo Vạc cho biết, dựa vào lợi thế địa hình, khí hậu của địa phương, trong thời gian qua Mèo Vạc đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi con đặc sản như vỗ béo bò vàng, chăn nuôi lợn đen Lũng Pù, gà đen...
"Nhờ có nhiều chính sách hỗ trợ chăn nuôi như hỗ trợ giống con đặc sản, hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng cỏ, ngô làm thức ăn cho gia súc, gia cầm mà đến nay tổng đàn con đặc sản của Mèo Vạc đã tăng lên rõ rệt. Tính đến tháng 3/2021, đàn bò vàng, bò vỗ béo của huyện đã đạt trên 32.000 con; đàn lợn đặc sản đạt trên 34.000 con...
Trong đó có một số trại, trang trại lớn có thu nhập từ vài trăm triệu đến tiền tỷ/năm như trại bò vỗ béo Sùng Mý Hồng ở Pả Vi; trang trại lợn đặc sản Lũng Pù Tuấn Dũng...", bà Chính chia sẻ.
Theo Hải Đăng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.