"Rót" tiền nuôi bò: "Miếng bánh ngon" với tất cả các đại gia?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mấy năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt chứng kiến sự đổ bộ của rất nhiều các đại gia, rót vốn hàng nghìn tỷ đồng để phát triển nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi bò như CEO Asanzo Phạm Văn Tam, bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai,… Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công, cũng đem lại lợi nhuận.
Loạt đại gia "rót" tiền nuôi bò
Mới đây nhất, thị trường xôn xao trước thông tin một nhóm nhà đầu tư, trong đó có ông chủ Asanzo Phạm Văn Tam "rót" 2.000 tỷ đồng vào 5 trang trại bò trải dài từ Hòa Bình đến Nghệ An với tổng quy mô 25.000 con. Ông Phạm Văn Tam kỳ vọng Ba Con Bò sẽ đạt mức tăng trưởng tối thiểu 500% ngay trong năm nay.
Đáng chú ý, chuỗi trang trại được tổ chức theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn khép kín, không có nước thải, không có phế phẩm.
Nguồn bò nhập từ Australia, nuôi lấy thịt phục vụ thị trường lân cận. Các trang trại đã hoàn tất quy trình nuôi bò lấy thịt và phân phối cấp 1, đang cung cấp ra thị trường 50 tấn thịt mỗi ngày.
Trong khi đó, lượng chất thải từ bò với hơn 400 tấn mỗi ngày sẽ được doanh nghiệp xử lý để sản xuất sản phẩm phân bón hữu cơ dạng tơi và dạng viên nén với thương hiệu Ba Con Bò.
Trong năm 2022, CEO Phạm Văn Tam dự định mở rộng trang trại về phía Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Tây nhằm tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu và tiềm năng thị trường.
Ông Phạm Văn Tam không phải là trường hợp duy nhất "rót" tiền nuôi bò. Trước đó, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico, UPCoM: VLC) cũng đã phát đi thông báo lập liên doanh kinh doanh bò thịt với Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản). Vốn góp của Vilico là 51% và Sojitz là 49%. Vốn đầu tư ban đầu 2 triệu USD và dự kiến tăng lên theo quy mô phát triển trong các năm tiếp theo.
Trong động thái tái cơ cấu mới nhất, Vilico sáp nhập GTNfoods nhằm định hướng trở thành đơn vị lớn trong ngành chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt tại Việt Nam. Công ty chủ trương đầu tư trang trại bò thịt quy mô khai thác 20.000 con/năm với tổng vốn đầu tư không quá 1.700 tỷ đồng.
Việc chuyển đổi của Vilico có nhiều thuận lợi khi đơn vị này có kinh nghiệm quản lý trực tiếp phần vốn tại công ty bò sữa Mộc Châu Milk và có thể liên kết với hệ sinh thái nông nghiệp của GTNfoods (như Vinatea, Ladofoods…).
Ngoài ra, công ty mẹ là Vinamilk cũng từng có kinh nghiệm phát triển ngành sữa sơ khai 20 năm trước, có nét tương đồng với ngành thịt hiện nay. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp này cũng thừa nhận, chăn nuôi bò là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt.
Tương tự, Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương cũng đang đẩy mạnh các giải này trong quá trình tái cấu trúc hoạt động của HAGL Agrico (HoSE: HNG).
Theo đó, ngay từ đầu năm 2021, HAGL Agrico do tỷ phú Trần Bá Dương làm Chủ tịch HĐQT đã công bố chiến lược "Đầu tư sản xuất nông nghiệp trên 35.600 ha" cho trồng trọt cây ăn trái và chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt.
Công ty có kế hoạch nuôi 8.000 con bò kết hợp trong vườn cao su tại Lào trong năm nay. Kế hoạch dài hạn đến năm 2023 là phát triển đàn bò 89.000 con tại Lào và 23.500 con tại Campuchia. Tại Việt Nam, công ty có kế hoạch đầu tư nuôi bò thịt 35.000 con tại Gia Lai với tổng vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng.

Loạt đại gia Việt
Loạt đại gia Việt "rót" tiền nuôi bò
Không phải "miếng bánh ngon" với mọi đại gia?
Giới phân tích cho rằng, việc "rót" hàng nghìn tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò cũng không phải là vấn đề quá mới mẻ nhưng đây vẫn được nhìn nhận là "miếng bánh" hấp dẫn đối với nhiều đại gia khi tiềm năng của thị trường này còn rất lớn. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong mảng kinh doanh chính của mình.
Một thống kê cho thấy, thị trường thịt trâu bò tại Việt Nam hiện có quy mô khoảng 2 tỷ USD với mức tăng trưởng khoảng 6-7%, gấp đôi thịt lợn. Dù vậy, cung vẫn chưa đáp ứng cầu. Hiện, sản lượng trong nước khoảng 500.000 tấn thịt trâu bò/năm, Việt Nam cũng phải nhập khẩu thêm 300.000 tấn/năm.
Hơn nữa, theo dự báo của thị trường, tăng trưởng tiêu thụ của bò thời gian tới sẽ còn tiếp tục cao hơn nhờ tăng trưởng thu nhập và tăng trưởng dân số.
Đây là cơ hội để các đại gia "rót" tiền để khai thác thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên, đây không phải là miếng bánh "ngon" với tất cả các đại gia - theo lời một chuyên gia kinh tế. Trong quá khứ, đã có không ít đại gia "nuôi" bò nhưng không thành công. Bầu Đức là một ví dụ điển hình.

Chăn nuôi bò từng mang lại hàng trăm triệu đồng lợi nhuận cho bầu Đức
Chăn nuôi bò từng mang lại hàng trăm triệu đồng lợi nhuận cho bầu Đức
Tháng 6/2014, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức chính thức nhảy vào lĩnh vực chăn nuôi, xây dựng chiến lược nuôi bò ở cả 3 nước, là Việt Nam, Lào và Campuchia. Tổng vốn đầu tư lên đến hơn 6.000 tỷ đồng, kế hoạch nuôi 236.000 còn bò. Trong đó, 120.000 con bò sữa, 116.000 con bò thịt.
Công ty lần đầu có doanh thu từ bò từ quý II/2015 với con số 766 tỷ đồng và lãi 289 tỷ đồng. Tính riêng giai đoạn 2015-2016, doanh thu từ đàn bò của tập đoàn mang về hơn 6.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, những năm sau đó, đàn bò đã không mang lại nguồn thu như kỳ vọng cho Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức.
Đến hết năm 2017, doanh thu từ bò đã giảm hơn 78% so với năm 2016, còn 757 tỷ đồng. Cả giai đoạn 2017 – 2018, doanh thu từ mảng này chưa đến 900 tỷ đồng. Cũng kể từ đó, trong kế hoạch kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp này, chăn nuôi bò đã không còn được nhắc đến.
Một doanh nghiệp khác cũng không thành công với dự án nuôi bò là Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG). Dự án chăn nuôi bò công nghệ cao của Đức Long Gia Lai được triển khai từ năm 2015 tại xã Quảng Phú (Đắk Nông). Quy mô dự kiến của đàn bò là hơn 33.000 con trên diện tích 1.500 ha, được chia làm 2 giai đoạn với tổng vốn 2.632 tỷ đồng.
Sau ba năm triển khai, chủ đầu tư đã đột ngột đề xuất UBND tỉnh Đắk Nông cho dự án điều chỉnh giảm từ 33.000 con xuống còn 1.000 con bò sinh sản và bò giống. Với việc thay đổi quy mô này, tổng số vốn đầu tư cũng đã thay đổi, giảm xuống chỉ còn 100 tỷ đồng, diện tích đất còn gần 71ha.
Ngược lại, một doanh nghiệp đang có quy mô chăn nuôi bò lớn là Hòa Phát (HoSE: HPG) của tỷ phú Trần Đình Long đang có những thành công bước đầu trong lĩnh vực này. Hiện, "vua thép" đang dẫn dầu sản lượng bán thịt bò Úc tại Việt Nam, với thị phần khoảng 50%. Theo kế hoạch, tập đoàn này đặt mục tiêu đến năm 2022 cung cấp ra thị trường khoảng 250.000 con bò thịt.
Theo N.Minh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024.