Vĩnh Phúc: Nghèo nhất làng thành tỷ phú nhà lầu xe hơi, mỗi tháng đút túi 150 triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chán cảnh làm thuê với tiền công 7.000-8.000 đồng/ngày, nuôi vịt thì thua lỗ nặng, vợ chồng chị Đoan quyết vay mượn tiền mua 3 con bò sữa về nuôi. Giờ anh chị có nhà lầu, tậu xế hộp và đút túi gần 2 tỷ/năm nhờ bò sữa.

 

Nghèo nhất xã, từng xúc cát thuê công 8.000 đồng/ngày

Ngồi trong căn nhà tạm ở trang trại với đủ tiện nghi, quạt điều hòa bật mát lạnh, trước mặt là chiếc ô tô sang giá gần 1 tỷ đồng, 2 chiếc xe máy giá vài chục triệu đồng/chiếc, chị Lương Thị Đoan, thôn Khách Nhi Xuôi, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), cho biết, căn nhà cấp 4 này vợ chồng chị dựng lên để nghỉ ngơi khi ở trang trại, còn nhà chính của anh chị ở trong làng. Xe ô tô để vợ chồng chị đi lại cho tiện, xe máy là của con gái.

Khi đề cập đến chuyện chị là một trong 63 nông dân xuất sắc toàn quốc năm 2019, là một trong những tỷ phú nhờ nuôi bò sữa, chị Đoan cười bẽn lẽn và cho biết, ở xã này nhiều nhà nuôi bò sữa mà thành tỷ phú chứ không riêng gì gia đình chị.


 

Cuộc sống của gia đình chị Đoan thoát khỏi cảnh đói nghèo từ khi nuôi bò sữa
Cuộc sống của gia đình chị Đoan thoát khỏi cảnh đói nghèo từ khi nuôi bò sữa



Chán cảnh làm thuê, năm 2001, vợ chồng chị lại xoay ra mở trang trại chăn nuôi lợn và vịt. Lúc ấy lợn nuôi đến 50-60 con, vịt đẻ nuôi hàng ngàn con. Song, giá cả thất thường, dịch bệnh liên miên, chăn nuôi luôn trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi. Chị Đoan tâm sự, trước đây gia đình chị nghèo nhất làng. Xã nhà chị thuộc vùng đất trũng làm gì cũng không đủ ăn. Thời điểm những năm 90, chị phải đi xúc cát thuê cho các cơ sở ven sông Hồng với khoản tiền công vỏn vẹn 7.000-8.000 đồng/ngày. Anh Bình chồng chị xuống tận Hà Nội để làm thuê. Vậy mà gia đình vẫn không thể thoát cảnh đói nghèo.

Nhớ nhất là các năm 2004-2005, vợ chồng chị gần như gặp khủng hoảng vì lợn thì gặp dịch lở mồm long móng, vịt thì bị cúm gia cầm. Trứng vịt đẻ ra bán giá rẻ như cho, tiền cám nợ chồng chất.

“Giờ nghe nói đến mấy chục triệu là bình thường, nhưng thời đó thì rất lớn, lớn vô cùng. Vậy mà có lúc gia đình tôi nợ mấy chục triệu đồng tiền cám”. Chị Đoan chia sẻ, cầm cự được một thời gian, cuối cùng anh chị quyết định treo chuồng trại, không nuôi vịt, lợn nữa vì càng nuôi càng lỗ.


 

 Hiện đàn bò nhà chị đã lên tới 30 con, trong đó có 22 con cho khai thác sữa
Hiện đàn bò nhà chị đã lên tới 30 con, trong đó có 22 con cho khai thác sữa


Mãi đến năm 2007, thấy các hộ dân trong xã chăn nuôi bò sữa cho thu nhập ổn định, vợ chồng chị quyết định vay tiền mua 3 con bò sữa gây dựng lại sự nghiệp.

Thật ra thời đó cũng là làm liều. Bỏ 50-60 triệu mua một con bò sữa về nuôi chị cũng hơi run, sợ thất bại mất cả đống tiền. Nhưng rồi nhờ có doanh thu bất ngờ, nuôi bò sữa không bị thua lỗ như nuôi lợn, nuôi vịt mà ngày nào vợ chồng chị cũng được thu tiền tươi, lãi đều đặn, chị khoe.

Đổi đời thành tỷ phú, mỗi tháng thu 150 triệu đồng

Chị Đoan kể, thời đó tiền làm ra cũng không dám tiêu gì phung phí, tất cả được gom góp lại, cộng với tiền bán bê con mới đẻ anh chị dồn vào mua thêm bò trưởng thành. Đàn bò sữa nhà chị theo đó tăng dần lên. Cứ mỗi năm vợ chồng chị mua thêm vài con, giờ anh chị có tổng cộng 30 con bò sữa.

Trang trại được mở rộng với 3 dãy chuồng rộng gần 1.000 m2, vợ chồng chị còn trồng tới 3 mẫu cỏ voi cho bò.


 

 Chị Đoan tiết lộ mỗi năm lãi gần 2 tỷ đồng từ tiền bán sữa và bán phân bò
Chị Đoan tiết lộ mỗi năm lãi gần 2 tỷ đồng từ tiền bán sữa và bán phân bò



Chị Đoan nói: “Hiện nhà chỉ có 22 con bò cho khai thác sữa thôi, nhưng mỗi ngày cũng được 5 tạ sữa đấy. Số sữa này đem cân bán hết cho doanh nghiệp với giá 14.000 đồng/kg”. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình chị lãi khoảng 150 triệu đồng, một năm đút túi khoảng 1,8 tỷ đồng, chị Đoan tiết lộ. Gần đây, có nhiều hộ đi thu mua phân bò nên mỗi tháng chị thu thêm chục triệu từ tiền bán phân.

“Trang trại này 2 vợ chồng tôi làm thôi, việc thì nhiều, phải dậy sớm, khá tỉ mỉ nhưng so với thời phải đi xúc cát thuê thì vẫn nhàn hơn nhiều”. Chị Đoan cho hay, anh chị chỉ phải dọn dẹp chuồng trại, tắm rửa cho bò, cho bò ăn, vắt sữa thì đã có máy móc hỗ trợ, cắt cỏ thì chị thuê người làm và họ chở về tận trang trại.

Anh Bình - chồng chị Đoan thừa nhận, con bò sữa đã giúp anh chị đổi đời, xây được nhà to đẹp, mua được chiếc ô tô gần tỷ bạc đi lại cho thuận tiện. Cuộc sống gia đình ngày càng ổn định, có của ăn của để.

Không chỉ riêng gia đình anh, 6 anh chị em ruột của anh Bình giờ đều là những hộ khá giả trong xã nhờ nuôi bò. Nhất là cậu em trai anh có trang trại bò 27 con ở bên cạnh cũng cho thu nhập rất cao.


 

Ngoài căn nhà to đẹp, vợ chồng chị tậu được ô tô giá gần 1 tỷ đồng làm phương tiện đi lại
Ngoài căn nhà to đẹp, vợ chồng chị tậu được ô tô giá gần 1 tỷ đồng làm phương tiện đi lại



Anh Bình tiết lộ, vợ chồng anh đang định mua đất lấp cái ao sát trang trại để lấy mặt bằng xây chuồng trại, mở rộng quy mô đàn. Dự kiến cuối năm nay sẽ có thêm một dãy chuồng nữa để nuôi bò.

Theo chị Đoan, trong chăn nuôi bò sữa, có 3 khâu then chốt là: chọn mua con giống tốt; cho ăn đầy đủ, cân đối thức ăn thô và tinh; đảm bảo vệ sinh, chuồng trại phải luôn mát mẻ, sạch sẽ trước và sau vắt sữa.

Để có được giống bò sữa tốt nên mua bò có lý lịch giống rõ ràng, bê cái được sinh ra từ các cặp bố mẹ khỏe mạnh, mắn đẻ, nhiều sữa, dễ vắt. Ngoài ra, bò giống tốt thường cócơ thể cân đối, thân gọn nhỏ, ngực sâu rộng nở nang, cổ thanh, mặt ngắn, miệng và mũi to, đuôi dài bông, mông to, hông nở phẳng, bầu vú to đều gắn chặt vào bụng, 4 núm vú đều và cách xa nhau,...

Kỹ thuật chăm sóc bò đã được tích lũy mười mấy năm nay nênvợ chồng chị đang tính toán mở rộng quy mô đàn bò lên khoảng 40 con để nâng cao thu nhập cho gia đình, chị Đoan cho hay.

Theo Bảo Phương/Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.