Tỷ phú sưa đỏ người Dao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chịu khó học hỏi, kiên trì lao động và quyết tâm làm giàu, ông Đặng Văn San, người dân tộc Dao ở xã Bản Qua, huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) hiện đang sở hữu hàng trăm cây sưa đỏ, trị giá nhiều tỷ đồng.
Rừng gỗ sưa tiền tỷ của ông Đặng Văn San tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát (Lào Cai).
Rừng gỗ sưa tiền tỷ của ông Đặng Văn San tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát (Lào Cai).
Tôi gặp lão nông Ðặng Văn San, khi ông đang miệt mài phát cỏ, tỉa cành trên đồi sưa đỏ rộng mênh mông, với hơn 600 cây đang kỳ sinh trưởng, khép tán. Nhiều cây to được thương lái tìm đến tận nhà trả giá hàng trăm triệu đồng mỗi cây, nhưng ông không bán. "Mình trồng cây sưa đỏ để phủ xanh đất trống, giữ nguồn nước cho sản xuất, để cây càng lớn càng giá trị", ông San cho biết.
Sinh ra và lớn lên ở thôn Tả Ngảo, xã Bản Qua, ông San luôn trăn trở tìm cách làm giàu ngay tại quê hương mình. Năm 2007, tình cờ xem ti-vi, thấy giới thiệu về tấm gương ông Lăng Văn Bắc ở Tam Ðảo (Vĩnh Phúc) vượt khó làm giàu nhờ trồng cây sưa đỏ, ông San tìm ra hướng đi, liền về tận làng Chanh, xã Tam Quan tìm gặp ông Bắc để học kỹ thuật trồng sưa. Sau đó, ông đã mua hơn 200 cây sưa giống đưa về trồng xen với cây mỡ trong đồi rừng của gia đình. Thấy cây sưa sống khỏe, phù hợp với thổ nhưỡng ở quê mình, ông San quyết tâm trồng sưa đỏ thay thế cây mỡ trên toàn bộ diện tích đất rừng được Nhà nước giao. Không đủ tiền, ông chịu khó làm "đại lý" bán cây giống cho chủ trang trại ở Vĩnh Phúc để tích cóp tiền mua cây sưa giống trồng dần. Kiên trì "làm thuê", đến năm 2012, ông San đã trồng được rừng sưa đỏ với hơn 600 cây. "Hiện nay, số lượng sưa đỏ trong vườn có khoảng 400 cây, tuổi đời từ 6 đến 12 năm. Cây có giá trị nhất, ước tính được khoảng 100 kg lõi, được thương lái trả với giá 250 triệu đồng. Những cây còn lại dao động từ 80 đến 170 triệu đồng, nhưng tôi muốn chăm sóc thêm 10 năm nữa, khi đó rừng sưa đỏ này rất có giá trị kinh tế", ông San chia sẻ.
Theo ông San, trồng cây sưa đỏ không khó, chỉ cần đào hố trồng cây được ươm trong bầu đất, làm cỏ khi cây còn nhỏ. Khi khép tán thì tỉa cành để cây tập trung phát triển thân chính và lõi. Ðể sưa đỏ phát triển tốt nên trồng trên đất bằng, nơi có độ cao 500m so với mực nước biển. Nếu trồng trên đất dốc, sưa đỏ phát triển chậm hơn đất bằng nhưng ngược lại lõi phát triển to hơn. Trồng sưa đỏ không tốn phân bón, nhưng nguy hại nhất là sâu đục thân, phải thường xuyên thăm rừng để phát hiện kịp thời và phun thuốc vào lỗ cây, tiêu diệt sâu. Sưa đỏ từ lúc trồng đến khi khai thác phải mất thời gian từ 10 năm trở lên, lúc đó, lõi sưa đỏ có giá dao động từ 3,5 đến 4 triệu đồng/kg. Hiện tại, cây to nhất trong vườn của ông San có đường kính 22cm, cây bé nhất đường kính khoảng 10cm. Dưới tán rừng sưa tiền tỷ, ông San còn tận dụng nuôi gà thả vườn, làm chuồng nuôi hơn 50 con lợn rừng lai, lợn đen bản địa có chất lượng thịt cao,để nâng cao thu nhập.
QUỐC HỒNG (nhandan)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.