70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 6: Trở lại nơi đặt Sở Chỉ huy chiến dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong quá khứ, Mường Phăng được coi như trái tim của chiến dịch Điện Biên Phủ. Hiện nay, Mường Phăng đang từng bước chuyển mình để trở thành trái tim của thành phố Điện Biên Phủ…

Nơi đưa ra những mệnh lệnh quyết định

Nếu về thăm Điện Biên những ngày này, quả là thiếu sót lớn nếu không một lần đặt chân tới khu di tích lịch sử Mường Phăng - nơi làm việc bí mật của Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân đội ta trong 105 ngày đêm, từ 31/1 - 15/5/1954. Dưới sự che chở, bao bọc của nhân dân Mường Phăng, Bộ Chỉ huy chiến dịch đóng tại đây đã đưa ra những mệnh lệnh quyết định cho chiến dịch, để rồi, chiều ngày 7/5/1954, lá cờ chiến thắng tung bay phấp phới trên nóc hầm tướng Đờ Cát.

Người chọn rừng Mường Phăng làm nơi đặt sở chỉ huy là Đại tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ, sau nhiều chuyến đi thị sát. Rừng Mường Phăng có nhiều lợi thế về địa hình lẫn điều kiện sinh hoạt. Rừng cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 25-30km, cách sân bay Mường Thanh chỉ 10km. Nơi cao nhất là đỉnh Pú Đồn có độ cao 1.700 mét. Đứng từ đây, dùng ống nhòm có thể quan sát được toàn bộ sân bay Mường Thanh, cùng 8 cụm cứ điểm gồm 40 cứ điểm của quân Pháp. Rừng có nguồn nước sạch dồi dào từ những con suối mát; tán cây rộng lớn, um tùm để đảm bảo bí mật cho sở chỉ huy. Và quan trọng nhất, xung quanh rừng có nhiều dân bản sinh sống. Không chỉ giúp che giấu, bảo vệ sở chỉ huy và ủng hộ lương thực, thuốc men cho mặt trận, họ còn là cánh tay nối dài của sở chỉ huy trong công tác thông tin liên lạc.

Theo chị Lò Thị Thuỷ, hướng dẫn viên tại Khu di tích lịch sử Mường Phăng, từ Mường Phăng có thể giải thích theo ba cách. Trong hai cách đầu tiên, từ “mường” là đơn vị quản lý hành chính trong một địa giới không thật xác định, còn “phăng” nghĩa là “lạnh” (vì nhiệt độ tại đây thường thấp hơn khu vực xung quanh từ 3-4 độ C) hoặc “đâm chém” (vì tương truyền tại đây đã diễn ra một trận đánh khốc liệt giữa nghĩa quân của anh hùng Hoàng Công Chất với đạo quân triều đình vua Lê chúa Trịnh). Cách thứ ba giải thích theo từ phiên âm tiếng Thái: Mường Phăng nghĩa là nơi ở của người biết nghe ngóng.

Trong suốt 105 ngày đêm ấy, thực dân Pháp không một lần phát hiện ra vị trí của Sở chỉ huy của ta, dù máy bay chiến đấu và trinh sát của chúng thường xuyên bay qua khu vực này. Về sau, nhiều tướng lĩnh Pháp đã phải công nhận rằng, họ không ngờ chúng ta lại chọn một khu vực gần chiến trường đến vậy để đặt sở chỉ huy.

Khu di tích lịch sử Mường Phăng có tổng cộng 12 lán trại, là nơi làm việc của những lãnh đạo cấp cao trong chiến dịch Điện Biên Phủ như Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh của chiến dịch, Đại tướng Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng của chiến dịch, Hoàng Đạo Thuý - Trưởng ban Thông tin của chiến dịch… Trong đó, lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có diện tích 18 mét vuông, gồm một gian lớn là nơi sinh hoạt, làm việc và một gian nhỏ là nơi sinh hoạt của đồng chí cần vụ người dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng.

Suốt chiến dịch, trên chiếc bàn tre đơn sơ của mình, Đại tướng luôn trải rộng một tấm bản đồ thể hiện hình thái chiến trường Điện Biên Phủ để nghiên cứu, phân tích. Bên cạnh là một máy điện thoại quay số tay cầm để Đại tướng liên lạc, cập nhật tình hình chiến trường trong từng giờ, từng phút. Khi có máy bay địch, Đại tướng sẽ di chuyển xuống căn hầm xuyên núi ở bên cạnh lán. Được coi là công trình ấn tượng nhất tại khu di tích, căn hầm có chiều dài 69 mét, rộng từ 1-3 mét, cao 1,7 mét, được 50 người đào trong suốt 28 ngày đêm mới hoàn thành. Trong hầm còn có thêm 5 ngách nhỏ để đặt máy thông tin. Trong trường hợp có địch đột kích, người dưới hầm có thể ẩn náu trong ngách để tránh đạn và đánh trả hiệu quả.

Du khách tới tham quan khu di tích lịch sử Mường Phăng.

Du khách tới tham quan khu di tích lịch sử Mường Phăng.

Quá trình hình thành, phát triển của khu di tích lịch sử Mường Phăng gắn liền với một câu chuyện thú vị về Đại tướng Hoàng Văn Thái. Ông Lò Văn Biên, nguyên là Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã Mường Phăng kể lại, năm 1984, Đại tướng Hoàng Văn Thái về lại Mường Phăng thăm đồng bào và sở chỉ huy năm xưa. Trưa hôm ấy, xã mổ một con lợn để làm cơm tiếp đón, nhưng Tướng Thái chỉ ngồi mà không ăn, vẻ mặt rất buồn. Mọi người hỏi lý do thì ông chỉ nói rằng: “Tôi thấy buồn vì Sở chỉ huy của kẻ bại trận thì được sửa sang đàng hoàng, còn Sở chỉ huy của người chiến thắng thì không thấy được sửa sang gì”. Nghe tướng Thái nói, ai cũng cảm thấy như mình có một phần lỗi. “Sau ngày ấy, Sở chỉ huy mới chính thức được sửa sang, tôn tạo trở thành một khu di tích lịch sử và bắt đầu đón khách du lịch”, ông Biên nói.

Điểm sáng của Điện Biên Phủ

Kể từ ngày Đại tướng Hoàng Văn Thái tâm sự với người dân Mường Phăng, đến nay, Khu di tích lịch sử Mường Phăng đã trở thành một “địa chỉ đỏ” của khách du lịch mỗi khi về thăm Điện Biên Phủ. Những ngày gần kề dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày di tích đón hàng trăm lượt khách. Dưới tán rừng Mường Phăng, những đoàn người cứ thế nối nhau men theo con đường mòn lát đá, tiến sâu vào khu rừng huyền thoại. Những mái nhà tranh vách nứa, những chiếc bàn tre, chõng tre dù hầu hết đều được phục dựng từ nguyên bản, nhưng khi nhìn vào những vết xước, vết ố, vết mục được tạo nên một cách tỉ mỉ và chi tiết, người ta vẫn cảm nhận được nét đơn sơ, giản dị trong sinh hoạt của những vị lãnh đạo lừng lẫy. Căn hầm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dù được tu sửa, tôn tạo nhiều hạng mục, nhưng khi bước vào hầm, người ta vẫn phải lặng đi trước dòng chảy của lịch sử.

Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu di tích lịch sử Mường Phăng.

Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu di tích lịch sử Mường Phăng.

Bên cạnh đó, công tác bảo vệ rừng tại khu di tích cũng rất được chú trọng. Theo anh Hoàng Trung Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Phăng, tại khu di tích hiện có hơn 80ha rừng đặc dụng với nhiều cây cổ thụ thuộc nhóm gỗ quý, có đường kính lớn. Những tổ bảo vệ rừng, tổ bảo vệ di tích, lực lượng kiểm lâm và người dân Mường Phăng luôn chung tay gìn giữ, phát triển để cánh rừng nơi đây luôn giữ được một màu xanh tốt. Trong thâm tâm họ luôn nhớ rõ lời dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông về thăm Mường Phăng lần 2 vào năm 2004: “Phải giữ vững cánh rừng Mường Phăng, đừng đốt rừng, chặt rừng, phải trồng thêm cây vào đó, bà con nhớ không?”.

Không chỉ vậy, bộ mặt kinh tế - xã hội của Mường Phăng cũng đang có những chuyển biến tích cực. Nổi bật nhất là công trình xây dựng hồ chứa nước Loọng Luông hoàn thành năm 2013, cung cấp nước hầu như toàn bộ cho 26 thôn, bản của xã.

Theo ông Lò Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Mường Phăng, đóng góp nhiều nhất vào tình hình kinh tế - xã hội của xã chính là mô hình du lịch cộng đồng. Đến nay, xã đã xây dựng được điểm 3 bản văn hóa, du lịch cộng đồng gồm: Bản Che Căn; bản Khá (dân tộc Thái) và Loọng Luông 2 (dân tộc Mông).

Lấy quá khứ hào hùng làm bước đệm, giờ đây, Mường Phăng đang vươn mình từng ngày để trở thành một trong những xã đầu tàu về phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Điện Biên Phủ…

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.