Sống ở TP.HCM: Tây Thy bán bắp nướng trả ơn 'TP.HCM tốt với cộng đồng LGBT'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
TP.HCM thật lạ, nhiều người không sinh ra ở nơi này nhưng lại đến đây để tìm mình và những thứ thuộc về mình.

Sẽ thật khó để tìm được một thành phố nào ở Việt Nam chấp nhận, yêu thương cộng đồng LGBT như TP.HCM. Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động dành riêng cho người đồng tính, tạo cơ hội để giao lưu, gặp gỡ, công ăn việc làm cho họ.

LGBT là cộng đồng của những người có xu hướng tính dục cũng như bản dạng giới khác với những người có xu hướng tính dục và bản dạng giới thông thường. Cộng đồng này bao gồm nhiều nhóm nhỏ khác như cộng đồng Les, cộng đồng Gay hay cộng đồng người chuyển giới...

Đến TP.HCM để làm con gái

Được cha mẹ đặt tên là Nguyễn Thành Công (32 tuổi, quê Sóc Trăng) nhưng từ lâu, mọi người đã quen gọi chàng thanh niên này là Tây Thy. Mà phải gọi là chị mới đúng vì giờ đây, Thy đã là một người phụ nữ thật sự sau khi trải qua cuộc phẫu thuật đau đớn vào năm ngoái.

Chị Tây Thy dịu dàng, nữ tính trong bộ bà ba hồng. Ảnh: THÁI THANH

Chị Tây Thy dịu dàng, nữ tính trong bộ bà ba hồng. Ảnh: THÁI THANH

Năm 14 tuổi, chị Tây Thy bắt đầu cảm nhận được giới tính thật sự của mình. Thy thích bộ bà ba màu hồng, màu tím, thích để tóc dài và chơi búp bê. Gia cảnh khó khăn, người thân chưa chấp nhận và bị làng xóm kỳ thị, đã nhiều lần Tây Thy nghĩ đến cái chết. Nhưng khao khát được làm con gái, được sống là chính mình cứ sục sôi bên trong; thế nên chị lên đường đi TP.HCM, lúc đó là năm 2017.

“Thời gian đầu lên TP.HCM cũng khổ lắm, làm đủ thứ nghề hết trơn. Được cái lên đây không còn sợ ai chê trách, kỳ thị. Đến năm 2021, tôi chuyển sang bán bắp nướng, được cộng đồng mạng ủng hộ nên khấm khá cho đến bây giờ. Nhờ có TP.HCM thương yêu, tôi đã thực hiện được ước mơ của mình là phẫu thuật chuyển giới”, chị Tây Thy bộc bạch.

Tây Thy là cái tên mà một YouTuber ở TP.HCM đặt cho chị vì cảm nhận được sự dịu dàng, đằm thắm, xinh đẹp ngay cả khi chị chưa phẫu thuật chuyển giới. Ảnh: THÁI THANH

Tây Thy là cái tên mà một YouTuber ở TP.HCM đặt cho chị vì cảm nhận được sự dịu dàng, đằm thắm, xinh đẹp ngay cả khi chị chưa phẫu thuật chuyển giới. Ảnh: THÁI THANH

Người TP.HCM không ai xa lạ với bắp nướng Tây Thy, nằm nép mình trên con đường Bình Thới (Q.11). Quán của chị luôn rộn rã tiếng cười nói của những vị khách thân quen.

Người ở TP.HCM không còn xa lạ với bắp nướng Tây Thy, đặc biệt mỡ hành do chị làm luôn được nhiều thực khách yêu thích. ẢNH: THÁI THANH

Người ở TP.HCM không còn xa lạ với bắp nướng Tây Thy, đặc biệt mỡ hành do chị làm luôn được nhiều thực khách yêu thích. ẢNH: THÁI THANH

Người ta biết đến Tây Thy không chỉ với hình ảnh một người con gái duyên dáng, tích cực mà còn là người có trái tim thiện lành. Lợi nhuận bán bắp nướng mỗi tháng, chị đều trích ra một phần nhỏ đến san sẻ với người già neo đơn, trẻ em mồ côi, người khuyết tật.

Cúng dường, làm thiện nguyện là cách mà chị Tây Thy "trả ơn" TP.HCM và những người đã giúp đỡ chị ở đây. Ảnh: NVCC

Cúng dường, làm thiện nguyện là cách mà chị Tây Thy "trả ơn" TP.HCM và những người đã giúp đỡ chị ở đây. Ảnh: NVCC

“Tôi thấy mình đã nhận được quá nhiều yêu thương từ TP.HCM và những con người nơi đây nên muốn làm gì đó để trả ơn. TP.HCM tốt với tôi, với cộng đồng LGBT của tôi, luôn dang tay che chở, đón nhận mà không hề có sự phân biệt nào”, chị Thy nhìn vào mắt tôi, ánh mắt lấp lánh tự hào.

Ngẫm lại, nếu ngày trước không quyết định lên TP.HCM, chị Thy bảo rằng có lẽ mình sẽ chẳng bao giờ được làm con gái.

Chọn TP.HCM để “tỏa sáng”

“Ở TP.HCM, không cần biết bạn là ai, chỉ cần đến đây, bạn sẽ được chấp nhận, được sống như con người bạn vốn là”, anh Lâm Thắng (21 tuổi, ở Q.3) đã nói với tôi như thế.

Thắng sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, nơi mà cộng đồng LGBT có lẽ vẫn còn là một điều gì đó khá xa lạ. Không ít lần, Thắng tủi thân khi về quê mà phải cố gồng mình, không được trang điểm, điệu đà như trên thành phố.

Anh Lâm Thắng cảm thấy hạnh phúc, an toàn khi sống ở TP.HCM. Ảnh: NVCC

Anh Lâm Thắng cảm thấy hạnh phúc, an toàn khi sống ở TP.HCM. Ảnh: NVCC

“Kể từ ngày đến TP.HCM, cuộc sống mình đã thay đổi rất nhiều. Mình dám sống thật với bản thân, được làm những điều mà mình thích. Ở đây, hầu như không có sự kỳ thị LGBT, ai cũng hiểu, thương và quý”, Thắng bộc bạch.

Anh bạn cũng bày tỏ, LGBT không phải là một căn bệnh, không ai có thể “bẻ cong” hay lôi kéo người khác trở thành người đồng tính. Chỉ là những người như Thắng trước đây chưa có được một môi trường an toàn để thật sự sống là chính mình.

“Nhiều người vẫn giữ định kiến vào TP.HCM sống, gặp bê đê nhiều nên bị lây. Nhưng sự thật không phải vậy, đơn giản chỉ là họ đã tìm được một môi trường phù hợp để được sống và làm những điều mình mong muốn mà thôi”, Thắng khẳng khái.

Thắng nói với tôi, cái cảm giác không được là chính mình khó chịu lắm. Nó như một chiếc áo chật, gò bó khiến con người ta muốn nghẹt thở. TP.HCM đã cho Thắng sức mạnh để thoát khỏi chiếc áo chật chội đó và đi tìm hạnh phúc thật sự cho mình.

Tương tự như Thắng, Nguyễn Tuấn Kiệt là một chàng sinh viên từ quê hương Quảng Trị vào TP.HCM học tập. Kiệt nhảy rất đẹp, anh chàng hoạt động năng nổ trên mạng xã hội, có những clip nhảy thu về hàng nghìn lượt yêu thích. Trong những năm tháng sống ở quê, tuy không quá gò bó nhưng Kiệt cũng chưa được thật sự sống trọn vẹn với giới tính thật của mình.

“Cảm ơn TP.HCM đã luôn cho Kiệt cảm giác an toàn, được sống là chính mình, làm điều mình thích mà không bị dèm pha, soi mói”, đó là lời cảm ơn mà Tuấn Kiệt gửi đến TP.HCM, nơi đã cho bạn được sống và tỏa sáng theo cách riêng.

TP.HCM mang đến cho Tuấn Kiệt rất nhiều cơ hội tỏa sáng, cháy hết mình với đam mê. Ảnh: NVCC

TP.HCM mang đến cho Tuấn Kiệt rất nhiều cơ hội tỏa sáng, cháy hết mình với đam mê. Ảnh: NVCC

Cộng đồng LGBT ở TP.HCM rất đông, ngày càng phát triển và có nhiều hoạt động tôn vinh, mở rộng kết nối cho mọi người. Bản thân là một người hoạt động sôi nổi trong cộng đồng, Kiệt khẳng định sự đón nhận cộng đồng LGBT ở TP.HCM không thua kém gì các quốc gia văn minh khác trên thế giới.

“Sự bình đẳng, tôn trọng ấy không chỉ thể hiện bằng lời nói khẩu hiệu, mà còn thể hiện qua các hành động thực tế như tổ chức các chiến dịch nhằm xóa bỏ định kiến về cộng đồng LGBT, các quán cà phê, workshop dành riêng cho những trái tim ngũ sắc… Mình luôn trân trọng và biết ơn TP.HCM về tất cả”, anh bạn bộc bạch.

Bộ luật Dân sự sửa đổi 2015 có hiệu lực từ ngày 1.1.2017 nêu rõ:

"Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan".

Theo khẳng định của Bộ Y tế, đồng tính, song tính, chuyển giới không phải bệnh, không được ép buộc điều trị đối với các đối tượng này. Nếu như có cũng chỉ là việc hỗ trợ về mặt tâm lý và điều này phải được chính người có chuyên môn, hiểu biết thực hiện. Và người đồng tính, song tính, chuyển giới khi khám chữa bệnh hoàn toàn nhận được sự tôn trọng, công bằng, không có bất kỳ sự phân biệt, kỳ thị.

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

(GLO)- Trong ngôi nhà nhỏ ở làng Ia Tum (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có 1 cặp vợ chồng đều trải qua “thời hoa lửa” Trường Sơn huyền thoại. Đó là ông Lê Đức Chinh (SN 1952) và bà Lê Thị Chỉnh (SN 1951). Ông Chinh hiện là Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn huyện Đức Cơ.