Chảo Láo Sì, sinh năm 1990, thầy cúng trẻ tuổi nhất hiện nay trong cộng đồng người Dao ở Lào Cai, tâm sự: "Mình muốn dành 2 - 3 năm nữa đi học thêm chữ Hán, để về giới thiệu, dịch nghĩa các sách cổ người Dao".
Vì sao lưng áo người Dao luôn đính mảnh vải vuông? Vì sao thầy cúng Dao mặc đồ nữ khi hành lễ? Vì sao trang phục phụ nữ Dao có dải yếm che hạ thể?... Tích xưa của người Dao đưa ra lý giải đầy thú vị cho những câu hỏi này.
Đánh dấu sự trưởng thành, lập gia đình, đau ốm mãi không khỏi, hay cuộc sống no đủ, mùa màng bội thu, hoặc chuẩn bị cho kiếp sống ở thế giới bên kia..., người Dao tổ chức lễ lên đèn theo các thứ bậc 3 - 7 - 9, riêng 12 đèn là lễ cúng lớn nhất của đời người dân tộc Dao.
Đang đi trên con đường liên thôn ở bản Trung Hồ, Phìn Ngan (H.Bát Xát, tỉnh Lào Cai), trời mưa nhẹ, Lò Lở Mẩy đột ngột tấp vào lề, ra dấu dừng xe, đoạn bảo: "Có thầy cúng đang đi hành lễ, mình phải đứng lại, nhường thầy đi trước". Hỏi vì sao? Mẩy bảo: "Cái lý người Dao mình nó thế".
Thầy cúng (sư công) còn gọi là thầy Tào, là những nhân vật đặc biệt trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của người Dao. Để học thành một thầy cúng cao tay, có khả năng hành lễ cấp sắc lên 12 đèn, khó hơn nhiều việc đào tạo một chức danh tiến sĩ.
Như truyền thống của người Dao, lớp học của nghệ nhân ưu tú Lý Văn Hềnh được đặt ở lưng chừng núi để học sinh được phóng xa tầm mắt, tâm trí minh mẫn, dễ tiếp thu. Lớp có đủ thành phần, từ già đến trẻ. Họ học một thứ chữ viết khó hơn chữ Quốc ngữ nhưng là hồn cốt của người Dao.
Mất một cánh tay do tai nạn, nhà rất nghèo, nhưng chàng trai người Dao vẫn nuôi giấc mơ vào đại học. Chàng đã chạm tay vào giấc mơ ấy. Ngày xuống thủ đô nhập học, Lý Dào Quyên mang theo một bao gạo quê cùng nồi, chảo… lỉnh kỉnh, lơ ngơ đến nỗi bị xe ôm “chặt chém“.
Việc công bố thêm 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ góp phần tạo thuận lợi cho công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Lào Cai.