Đi về miền Dao: Cái lý của người Dao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đang đi trên con đường liên thôn ở bản Trung Hồ, Phìn Ngan (H.Bát Xát, tỉnh Lào Cai), trời mưa nhẹ, Lò Lở Mẩy đột ngột tấp vào lề, ra dấu dừng xe, đoạn bảo: "Có thầy cúng đang đi hành lễ, mình phải đứng lại, nhường thầy đi trước". Hỏi vì sao? Mẩy bảo: "Cái lý người Dao mình nó thế".

Những ngày lang thang trên miền Dao ở Sa Pa, Bát Xát…, mỗi khi mang những thắc mắc của người dưới xuôi về nhiều sự kiện, tình huống ra hỏi, chúng tôi đều được giải thích một cách thật đơn giản: "Cái lý nó thế!".

Tìm hiểu về "cái lý" ấy mới nghiệm ra bao chuyện, thật chẳng giản đơn chút nào, bởi nó là sự đúc kết từ vốn sống, kinh nghiệm, văn hóa, giáo dục, truyền thuyết, cho đến tính nhân văn, tính cộng đồng… của người Dao từ bao đời. "Cái lý" ấy được hiểu theo nghĩa là chân lý, là lý tưởng, là lý trí, là đạo lý... được tổ tiên truyền đời lại, con cháu người Dao về sau cứ thế thực hành, và "cái lý" ấy luôn đúng. Hành trình đi tìm "cái lý" trong đời sống người Dao, thú vị đến bất ngờ.

Thầy cúng mang pháp khí sau lưng, người Dao sẽ không vượt mặt thầy cúng khi đi đường

Thầy cúng mang pháp khí sau lưng, người Dao sẽ không vượt mặt thầy cúng khi đi đường

"Cái lý" nhổ tóc xưa và nay

Hình ảnh những người bà, người mẹ trong cộng đồng Dao đỏ với phần tóc mái, chân mày luôn được cạo hoặc nhổ sạch là chi tiết khác biệt với các dân tộc khác. Hỏi chủ nhân những mái đầu ấy nguyên cớ có phải do làm đẹp, do tiện dụng, hay vì điều gì khác? Lại nhận câu trả lời quen thuộc: "Ơi, cái lý nó thế!".

Tìm hiểu ra "cái lý" đầu tóc ấy lại có nhiều thuyết giải. Người Dao theo Đạo giáo, việc thực hành thường gắn với nghi thức cúng bái với tính ma thuật cao. Người Dao tin vào một loại bùa chú gọi là bả chài, nếu tóc rụng mà để kẻ muốn ám hại mình nhặt được, họ sẽ dùng tóc yểm bùa và điều khiển chủ nhân sợi tóc. Do vậy việc cạo tóc mai, tóc mái, đầu quấn khăn kín là một trong những "cái lý" phải làm.

Ở Tả Phìn, Sa Pa, chị Chảo Mẩy Kiều cũng theo "cái lý" nhổ tóc mai, cạo chân mày. Chồng chị, anh Phàn Quẩy Lụa kể lại cho chúng tôi câu chuyện anh học từ kho tàng cổ tích người Dao: "Một gia đình người Dao xưa có cô con dâu nấu cơm cho bố chồng ăn, khi ấy chưa có tục nhổ tóc mái. Trong lúc nấu cơm, các sợi tóc rơi vào nồi cơm không được phát hiện, con dâu dọn cơm cho bố chồng, ông ăn bị tóc siết lưỡi và chết. Kể từ sau đó, con gái người Dao có tục nhổ tóc cho đến giờ".

Chị Chảo Mẩy Kiều ở Tả Phìn, Sa Pa

Chị Chảo Mẩy Kiều ở Tả Phìn, Sa Pa

Tìm gặp thêm thế hệ những mẹ, những chị người Dao U.50 - U.60 về chuyện đầu tóc, cô Chẻo Tả Mẩy, 60 tuổi, ở Suối Chải, Phìn Ngan, kể: "Ngày trước, con gái người Dao ai cũng nhổ tóc, nhất là các ngày cúng, ma chay, cưới hỏi, phụ nữ phải tự nhổ tóc mái một đoạn rồi che khăn lên đầu, không để thấy sợi tóc nào ra ngoài. Thầy cúng nhìn thấy tóc là không chấp nhận cho dự lễ cúng đâu". Tuy nhiên, với người trẻ bây giờ, tục nhổ tóc chỉ dành cho ngày cưới. Lò Lở Mẩy (27 tuổi, ở Tả Phìn) nói: "Lứa bọn em chỉ nhổ tóc khi làm cô dâu thôi, đau lắm nên nhổ ít để tượng trưng chứ không như các mẹ ngày xưa nữa".

Đạo - đời từ "cái lý"

Trong đời sống gia đình, chồng vợ, khi không hợp nhau nữa mà chồng chỉ mới làm lễ lên 7 đèn, người con gái có thể bỏ đi lấy chồng khác mà không bị điều tiếng gì. Nhưng khi đã lên 12 đèn thì vợ chồng không được bỏ nhau vì người nữ lúc ấy đã trở thành ma nhà chồng, cả hai phải chuyên tâm tu thân, giữ đạo đức. Trường hợp có đi lấy chồng khác nhà chồng mới cũng không dám nhận bởi theo "cái lý" người Dao, đã làm ma nhà chồng cũ rồi không thể thành ma nhà chồng mới được, kể cả cho dù có đẻ con cũng xem là con của nhà chồng trước.

Thế hệ người Dao U.60 nhổ tóc mai với Vàng Văn Mẩy (trái) và Chẻo Tả Mẩy ở Van Hồ, Phìn Ngan

Thế hệ người Dao U.60 nhổ tóc mai với Vàng Văn Mẩy (trái) và Chẻo Tả Mẩy ở Van Hồ, Phìn Ngan

Một "cái lý" đặc biệt khác của người Dao là rất quý người, dù là con nuôi hay con đẻ đều coi trọng như nhau theo quan niệm: "Cá trong ao nhà ai người nấy hưởng". Nếu một nhà chỉ toàn con gái, người Dao cũng không lo bởi khi cưới được rể như ý, họ làm lễ đổi tên, vậy là nhà có thêm con trai với đủ mọi "chế độ" thừa hưởng bình đẳng từ ruộng đất, tài sản, đến cả tình cảm… đều như con đẻ. Chuyện tên gọi cũng vì thế mà nhiều lúc gây phiền toái bởi ngoài tên khai sinh, người Dao khi trưởng thành lại có thêm đôi ba tên mới, tên tiếng Dao, tên phiên âm sang tiếng Việt, tên theo thứ tự lên đèn, tên âm dùng khi qua đời… bởi "cái lý" nó thế.

Một trong số những nỗi sợ, hoặc cũng có khi ngược lại là cái thú, của người xuôi khi lên sống cùng người miền núi là nhậu, tiếng Dao gọi là "hấp tiu". Tuy nhiên, sự "hấp tiu" của người Dao thật văn minh, bất kể tại tư gia hay ở các đám cúng lớn đều chung "cái lý" uống rượu. Chi tiết này được nhà nghiên cứu Dương Thanh bật mí: "Người Dao không ép uống rượu nhưng cái lý của họ là khi vào tiệc, tất cả mọi người phải uống cạn hai chén đầu tiên, từ sau đó thì việc cầm ly chúc nhau không cần phải uống nữa, chỉ nhấp môi hoặc nâng lên đặt xuống. Nếu có ai đến mời mà không muốn uống thì chỉ cần bảo đã uống xong hai chén rồi, không ai ép mình nữa cả".

Học trò đeo băng đỏ cho bà Triệu Nhị Muội, làm nghi thức nhận bà làm sư phụ để học “cái lý” người Dao

Học trò đeo băng đỏ cho bà Triệu Nhị Muội, làm nghi thức nhận bà làm sư phụ để học “cái lý” người Dao

Cái lý “hấp tiu” hai chén của người Dao thật văn minh, không có chuyện ép uống

Cái lý “hấp tiu” hai chén của người Dao thật văn minh, không có chuyện ép uống

Trong đời sống tâm linh của người Dao còn một "cái lý" đặc biệt khác là hễ gia đình có việc, cần đến thầy cúng nào thì thầy đó không được từ chối hành lễ. Thầy cúng Lý Phủ Vảng (sinh năm 1960) ở Trung Chải, Sa Pa, mới thực hiện nghi lễ Chầu Đàng (tạ ơn) cho Chảo Y Sai ở Phìn Ngan. Trong các lễ cúng, Chầu Đàng cần đến thầy cúng cao tay mới đủ khả năng thực hiện, khó nhất là phần văn cúng, thầy cúng một mình trước lễ đàn đọc liên tục từ 7 giờ tối đến tận 10 giờ sáng hôm sau mới hoàn tất. Thầy Vảng lại mới phẫu thuật, sức khỏe hạn chế, phải đặt máy tạo nhịp tim, vậy mà vẫn nhận lời bởi "cái lý": "Gia chủ họ tin mình, mình phải làm cho xứng với niềm tin của họ". (còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.