Tỷ phú sưa đỏ người Dao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chịu khó học hỏi, kiên trì lao động và quyết tâm làm giàu, ông Đặng Văn San, người dân tộc Dao ở xã Bản Qua, huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) hiện đang sở hữu hàng trăm cây sưa đỏ, trị giá nhiều tỷ đồng.
Rừng gỗ sưa tiền tỷ của ông Đặng Văn San tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát (Lào Cai).
Rừng gỗ sưa tiền tỷ của ông Đặng Văn San tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát (Lào Cai).
Tôi gặp lão nông Ðặng Văn San, khi ông đang miệt mài phát cỏ, tỉa cành trên đồi sưa đỏ rộng mênh mông, với hơn 600 cây đang kỳ sinh trưởng, khép tán. Nhiều cây to được thương lái tìm đến tận nhà trả giá hàng trăm triệu đồng mỗi cây, nhưng ông không bán. "Mình trồng cây sưa đỏ để phủ xanh đất trống, giữ nguồn nước cho sản xuất, để cây càng lớn càng giá trị", ông San cho biết.
Sinh ra và lớn lên ở thôn Tả Ngảo, xã Bản Qua, ông San luôn trăn trở tìm cách làm giàu ngay tại quê hương mình. Năm 2007, tình cờ xem ti-vi, thấy giới thiệu về tấm gương ông Lăng Văn Bắc ở Tam Ðảo (Vĩnh Phúc) vượt khó làm giàu nhờ trồng cây sưa đỏ, ông San tìm ra hướng đi, liền về tận làng Chanh, xã Tam Quan tìm gặp ông Bắc để học kỹ thuật trồng sưa. Sau đó, ông đã mua hơn 200 cây sưa giống đưa về trồng xen với cây mỡ trong đồi rừng của gia đình. Thấy cây sưa sống khỏe, phù hợp với thổ nhưỡng ở quê mình, ông San quyết tâm trồng sưa đỏ thay thế cây mỡ trên toàn bộ diện tích đất rừng được Nhà nước giao. Không đủ tiền, ông chịu khó làm "đại lý" bán cây giống cho chủ trang trại ở Vĩnh Phúc để tích cóp tiền mua cây sưa giống trồng dần. Kiên trì "làm thuê", đến năm 2012, ông San đã trồng được rừng sưa đỏ với hơn 600 cây. "Hiện nay, số lượng sưa đỏ trong vườn có khoảng 400 cây, tuổi đời từ 6 đến 12 năm. Cây có giá trị nhất, ước tính được khoảng 100 kg lõi, được thương lái trả với giá 250 triệu đồng. Những cây còn lại dao động từ 80 đến 170 triệu đồng, nhưng tôi muốn chăm sóc thêm 10 năm nữa, khi đó rừng sưa đỏ này rất có giá trị kinh tế", ông San chia sẻ.
Theo ông San, trồng cây sưa đỏ không khó, chỉ cần đào hố trồng cây được ươm trong bầu đất, làm cỏ khi cây còn nhỏ. Khi khép tán thì tỉa cành để cây tập trung phát triển thân chính và lõi. Ðể sưa đỏ phát triển tốt nên trồng trên đất bằng, nơi có độ cao 500m so với mực nước biển. Nếu trồng trên đất dốc, sưa đỏ phát triển chậm hơn đất bằng nhưng ngược lại lõi phát triển to hơn. Trồng sưa đỏ không tốn phân bón, nhưng nguy hại nhất là sâu đục thân, phải thường xuyên thăm rừng để phát hiện kịp thời và phun thuốc vào lỗ cây, tiêu diệt sâu. Sưa đỏ từ lúc trồng đến khi khai thác phải mất thời gian từ 10 năm trở lên, lúc đó, lõi sưa đỏ có giá dao động từ 3,5 đến 4 triệu đồng/kg. Hiện tại, cây to nhất trong vườn của ông San có đường kính 22cm, cây bé nhất đường kính khoảng 10cm. Dưới tán rừng sưa tiền tỷ, ông San còn tận dụng nuôi gà thả vườn, làm chuồng nuôi hơn 50 con lợn rừng lai, lợn đen bản địa có chất lượng thịt cao,để nâng cao thu nhập.
QUỐC HỒNG (nhandan)

Có thể bạn quan tâm

Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.