Một lần 'chạm' Angkor Bài 2: Siem Reap - Sôi động cố đô xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nằm ở phía tây bắc Campuchia dọc theo Quốc lộ 6, tỉnh Siem Reap cách thủ đô Phnôm Pênh hơn 300 km. Từng là cố đô của đế chế Angkor (cho đến năm 1431), ngày nay, với quần thể di tích Angkor kỳ vĩ, Siem Reap là địa danh du lịch nổi tiếng.

Doanh thu lớn về du lịch đưa Siem Reap là một trong bốn tỉnh giàu nhất Campuchia, cùng với thủ đô Pnôm Pênh, tỉnh Shihanoukville và Kampong Cham.

Xem múa Apsara và trải nghiệm phố đêm

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi vào Siem Reap là thành phố xinh đẹp, nhiều cây xanh với những con phố hiện đại, sầm uất xen lẫn những chùa chiền, đền đài; đường phố nhỏ, xe cộ đông đúc đủ loại chen lẫn. Nếu không có những dòng chữ Khmer trên các bảng hiệu thì chúng tôi cứ ngỡ mình đang ở một thành phố nhỏ nào đó ở Việt Nam.

Sau đại dịch COVID-19, du lịch Siem Reap đang dần hồi sinh với lượng du khách quốc tế đổ về khá đông, nhất là từ khi sân bay quốc tế Siem Reap đi vào hoạt động.

Hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ ở Siem Reap cũng khá nhiều, đa dạng (rất nhiều khách sạn có đệm tên Angkor, thế nên nếu bạn hỏi Angkor hotel ở đâu thì thường người ta sẽ hỏi Angkor nào).

Điều thích thú nhất ở các khách sạn nơi đây là có những góc trang trí đậm chất Phật giáo, như giữa sảnh khách sạn chúng tôi ở có đặt một bức tượng với cả lư hương, hoa và đĩa trái cây; hay ở những góc dọc hành lang có những bình sen, những chum nước hay dĩa nước thả đầy hoa sen rất tinh tế, tạo cảm giác thư giãn…

Một số khách sạn ở đây thường có dịch vụ tổ chức ăn buffet kết hợp với thưởng thức các điệu múa Apsara. Và chúng tôi đã được thưởng thức một bữa tiệc buffet tối đặc sắc như thế tại nhà hàng Morakot ở Siem Reap. Tại đây, du khách vừa thưởng thức các món ẩm thực vừa được xem show diễn đặc sắc đậm dấu ấn văn hóa Khmer. Apsara là một điệu múa cổ điển của Campuchia, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Trong thanh âm hòa trộn dàn nhạc pinpeat, các vũ công Apsara với trang phục lộng lẫy, những chuyển động chậm rãi mà uyển chuyển kể những câu chuyện trong truyền thuyết, thần thoại Campuchia...

Tiết mục biểu diễn trong show múa Apsara ở Siem Reap.

Tiết mục biểu diễn trong show múa Apsara ở Siem Reap.

Show diễn còn có tiết mục múa chim công "Robam Moni Mekhala" kể câu chuyện huyền thoại về hai con công Preah Thong và Neang Neak; múa võ thuật Bokator gợi nhớ về các chiến binh Khmer được tôn kính, với những đòn tấn công mạnh mẽ đã từng được sử dụng trên chiến trường… Các điệu múa với các chuyển động tay phức tạp, trang phục rực rỡ và âm nhạc lôi cuốn tạo ra một trải nghiệm vô cùng thú vị!

Nếu hỏi con đường nào đông đúc, nhộn nhịp nhất Siem Reap, người ta sẽ chỉ bạn đến Pub Street.

Đúng như tên gọi của nó (Pub Street nghĩa là con đường của những quán rượu), khu vực này có hàng loạt các shop bán quần áo, hàng lưu niệm, đặc biệt là các quán ăn uống, quán bia và là trung tâm sôi động, nơi du khách từ khắp nơi trên thế giới tụ tập và nhảy múa suốt đêm.

Vào buổi tối, con đường này trở thành phố đi bộ, tiếng nhạc xập xình với những ánh đèn rực rỡ đủ sắc màu. Một du khách đã thốt lên: Pub Street là nơi mà bạn tìm thấy tất cả mọi người. Quả thật, dường như buổi tối, cả Siem Reap đều đổ về Pub Street!

Tại con phố sôi động này, chúng tôi đã được thưởng thức một thức uống độc đáo: bia bô! Thực ra đó là một món cocktail trộn chút rượu rhum trắng hoặc tequilla, vodka, gin với kem dừa, nước ép trái cây, si rô… đựng trong một xô nhựa có hình dáng giống cái bô. Mỗi người được phát một ống hút và cùng chụm đầu vào hút. Vị khá ngon, tiếng nhạc xập xình khiến ai cũng cảm thấy thật phấn khích...

Bạn có dám ăn bọ cạp không?

Những ngày ở Siem Reap, chúng tôi luôn hài lòng về đồ ăn, thức uống.

Về cơ bản, ẩm thực Campuchia không khác mấy với nhiều món ăn Việt Nam. Những món ăn thường ngày cũng có canh chua, cá hấp, rau xào, thịt kho tàu...

Anh chàng hướng dẫn viên Sen Sarom giới thiệu với chúng tôi món Prohok là món ăn đặc trưng của Campuchia. Hóa ra đó chính là mắm bò hóc mà bạn cũng có thể được thưởng thức khi đến một số tỉnh miền Tây Nam Bộ của Việt Nam.

Những ngày ở Siem Reap, chúng tôi được thưởng thức cả Prohok ch’oeung (mắm bò hóc chiên, thường được ăn kèm với dưa leo, cà tím hoặc cơm) và Prohok sach (mắm bò hóc trộn thịt, gói lá chuối nướng) rất đậm vị, ngon miệng.

Ngoài ra, các món ăn chế biến từ thịt bò (loại bò lông trắng được nuôi rất nhiều tại Campuchia) như bò nướng, bò xào… cũng là ẩm thực đặc trưng mà người Campuchia rất tự hào.

Du khách thích thú trước quầy bán những món ăn từ côn trùng tại Siem Reap.

Du khách thích thú trước quầy bán những món ăn từ côn trùng tại Siem Reap.

Song, đến Campuchia, đến Siem Reap thì bạn phải thưởng thức các món ăn từ… côn trùng. Trên đường phố Siem Reap có những xe đẩy hoặc những quầy bán thức ăn đường phố, và bạn dễ dàng thấy những món ăn từ nhộng tằm, dế, nhện, bọ cạp núi… Các loại côn trùng này chủ yếu được chế biến bằng cách chiên hay nướng giòn, ăn kèm với hành, ớt. Anh chàng Sen Sarom cho biết, người Campuchia xem côn trùng là một món ăn ngon, rẻ, bổ dưỡng cho sức khỏe nên họ sử dụng rất nhiều. Nhưng du khách muốn thử thì phải cẩn thận, bởi những người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với một số loại thức ăn này. Anh bạn trong đoàn chúng tôi cũng tò mò thử món bọ cạp núi chiên và hồi hộp chờ đợi. Anh chàng nhau rau ráu, rồi phán: “Cũng ngon phết!”.

(Còn nữa)

Bài 3: Choáng ngợp Angkor

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…