Người dân Phú Thiện chuyển đổi giống vật nuôi sau dịch tả heo châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dịch tả heo châu Phi năm 2019 khiến nhiều hộ chăn nuôi tại huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) bị thiệt hại nặng nề. Hiện nay, khi việc tái đàn còn gặp nhiều khó khăn do lo ngại dịch bệnh quay trở lại, nhiều hộ dân đã chủ động chuyển đổi giống vật nuôi nhằm bảo đảm nguồn thu nhập. 
Ngay khi dịch tả heo châu Phi xảy ra, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện đã định hướng người dân chuyển đổi vật nuôi, vừa tránh nguy cơ tái phát dịch, vừa tận dụng chuồng trại sẵn có để duy trì sản xuất. Các loại con giống được ưu tiên là gà, vịt, bò và thủy sản.
Ông Lê Chí Hiểu (điểm 9, xã Ia Hiao) bị thiệt hại nặng nề trong đợt dịch tả heo châu Phi. Với hơn 5 tấn thịt heo bị tiêu hủy, số tiền hơn 100 triệu đồng Nhà nước hỗ trợ chẳng thấm vào đâu so với chi phí gia đình ông đã bỏ ra đầu tư. Vì vậy, mặc dù hiện tại dịch tả heo đã được khống chế nhưng vì kẹt vốn và lo ngại dịch tả quay trở lại nên ông vẫn chưa tái đàn.
Tận dụng hệ thống chuồng trại sẵn có, ông Hiểu chuyển đổi sang chăn nuôi gia cầm. Ban đầu, ông nuôi thử nghiệm 500 con gà và 500 con vịt xiêm. Một thời gian sau, ông quyết định mở rộng quy mô. Hiện trang trại của ông có 2.000 con gà, 800 con vịt xiêm và 1.500 con vịt bầu. Ông cũng đầu tư 2 máy ấp trứng công suất lớn để chủ động con giống nuôi gối đầu theo hướng khép kín, tránh lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài.
Ông Lê Chí Hiểu (điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) kiểm tra máy ấp trứng. Ảnh: Vũ Chi
Ông Lê Chí Hiểu (điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) kiểm tra máy ấp trứng. Ảnh: Vũ Chi
Ngoài thức ăn công nghiệp, ông Hiểu cho đàn gia cầm ăn thêm bắp, đậu nành, cá xay nhuyễn trộn với rau để tăng sức đề kháng, chất lượng thịt ngon hơn, bán được giá. Nhờ tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh và sử dụng đệm lót sinh học nên đã hạn chế được dịch bệnh. Bình quân 3 tháng, ông xuất bán 1 lứa. “Với giá bán 50.000 đồng/kg vịt xiêm, 60.000 đồng/kg gà, mỗi năm, gia đình tôi lãi 500 triệu đồng. Tôi quyết định chăn nuôi gia cầm chứ không tái đàn heo nữa”-ông Hiểu bộc bạch.
Tương tự, chị Trương Thị Hồng Phương (thôn Kế Tân, xã Ia Sol) có đàn heo 30 con, trong đó có 5 con heo nái cũng bị tiêu hủy trong đợt dịch tả heo châu Phi vừa rồi. Vì giá heo con sau dịch tăng quá cao mà nguy cơ dịch bệnh còn tiềm ẩn nên chị quyết định chuyển sang nuôi bò vỗ béo. Hiện đàn bò duy trì 12 con. Bình quân 3 tháng, chị xuất chuồng 1 lứa. Sau khi trừ chi phí, chị lãi khoảng 130 triệu đồng/năm.
Theo chị Phương, ưu điểm lớn nhất của nuôi bò so với nuôi heo là ít dịch bệnh. Thêm vào đó, bò có thể nuôi lâu dài, không bị ép giá. Vì vậy nếu có điều kiện, chị sẽ đầu tư nuôi thêm bò chứ không trở lại nuôi heo vì thời điểm này, nuôi heo quy mô nhỏ sẽ không thể cạnh tranh được với các trang trại chăn nuôi heo khép kín bằng công nghệ cao.
Sau dịch tả heo châu Phi, chị Trương Thị Hồng Phương (thôn Kế Tân, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) chuyển sang nuôi bò vỗ béo. Ảnh: Vũ Chi
Sau dịch tả heo châu Phi, chị Trương Thị Hồng Phương (thôn Kế Tân, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) chuyển sang nuôi bò vỗ béo. Ảnh: Vũ Chi
Sau dịch tả heo châu Phi, anh Nguyễn Văn Thuần (thôn Kế Tân, xã Ia Sol) cũng chuyển sang nuôi cá giống. Tham gia Hợp tác xã Cá giống Đức Thắng, anh Thuần được chia sẻ kinh nghiệm và tập huấn kỹ thuật. Anh Thuần quyết định thuê máy múc về đào hơn 1 ha ruộng làm hồ nuôi cá giống. Khoảng 2 tháng, gia đình anh xuất bán cá giống một lần. Với giá mua bao tiêu của Hợp tác xã là 55.000-60.000 đồng/kg, mỗi năm, gia đình anh lãi khoảng 200 triệu đồng.
Theo thống kê từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Thiện, sau dịch tả heo châu Phi, số lượng đàn heo trên địa bàn huyện giảm từ 22.000 con xuống còn 12.000 con. Trong khi đó, tổng đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng tăng với khoảng trên 23.000 con bò, hơn 167.000 con gia cầm các loại.
Trao đổi với P.V, ông Kim Ngọc Lượng-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-cho biết: Chuyển đổi vật nuôi là hướng đi hợp lý trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi không chạy theo phong trào mà phải nghiên cứu kỹ thị trường, chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm. Song song với đó, các địa phương cũng cần định hướng chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học để hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch bệnh xảy ra.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.