Nữ quan sát viên quân sự Việt Nam tại Nam Sudan kể chuyện đi tuần tra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Vì là chuyến tuần tra ngắn ngày đầu tiên, chưa có kinh nghiệm nên mình không đem theo gì, chỉ có mấy sticker cờ Việt Nam trong túi nên lấy ra tặng Trưởng làng. Tôi nói với Trưởng làng đây là cờ Tổ Quốc tôi, món quà nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Ông giữ nó để biết rằng chúng tôi-người Việt Nam đã đặt chân tới ngôi làng của các ông và luôn mong muốn hoà bình sẽ mãi ở nơi đây cũng như cuộc sống của dân làng ông ngày càng thịnh vượng”, Trung tá Vũ Thị Kim Oanh viết.
Tự hào Việt Nam
Sang Nam Sudan với cương vị nữ quan sát viên quân sự thứ 2 của Việt Nam tại Phái bộ gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (LHQ) tại Nam Sudan (UNMISS) từ tháng 9/2021, đến nay, Trung tá Vũ Thị Kim Oanh đã có nhiều cuộc tuần tra ngắn ngày và dài ngày trên dải đất đang chìm trong xung đột.
Ngay trong tháng đầu tiên, chị đã được giao nhiệm vụ thực hiện 3 chuyến tuần tra nói trên. Trải nghiệm đầu tiên luôn là điều thú vị nhất, mang lại nhiều ấn tượng nhất. Hôm đó là vào Chủ nhật (3/10/2021), sau khi hoàn thành buổi kiểm tra phương tiện đi lại, chị cùng một đồng nghiệp người Namibia thực hiện chuyến tuần tra trong thành phố. 10h, đoàn tuần tra xuất phát từ căn cứ Tomping hướng tới Sở Chỉ huy (UNH) và khu vực Durubi. Mặc dù lần đầu thử sức tại địa bàn mới nhưng chị vẫn mạnh dạn xin được lái xe.

Trung tá Oanh trong một chuyến đi tuần tra.
Trung tá Oanh trong một chuyến đi tuần tra.
“Đoạn đường lên Durubi là đường đất, không khó đi lắm song phải qua một số chợ tự phát, gia súc được thả tự do trên đường. Đây là một thách thức vì đi xe không được bấm còi, mà người dân thì cứ tự nhiên như đường nhà mình, hơn nữa, nếu đụng chết một con dê hoặc cừu hoặc bò… sẽ phải đền từ 100 USD đến 2.000 USD. Thậm chí làm bắn nước lên người đi đường cũng gây ra nhiều phiền toái. Chuyến tuần tra chỉ phải qua một trạm kiểm soát của cảnh sát địa phương. Sau vài phút chào hỏi, trực ban cảnh sát này nhìn tôi với ánh mắt thiện cảm, chỉ vào lá cờ trên áo tôi, cười và hỏi xem có phải tôi đến từ Việt Nam. Thế là cuộc nói chuyện giữa tôi và anh ta diễn ra rất cởi mở. Anh ta nói, người Nam Sudan biết Việt Nam qua các video trên YouTube, trên các trang mạng. Họ cũng xem các phim về chiến tranh ở Việt Nam, biết Việt Nam có bề dày lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và rất khâm phục Việt Nam, ấn tượng với cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam. Họ thấy người Việt Nam rất dũng cảm, kiên cường và đã giành được độc lập dân tộc. Anh ta nói, người Nam Sudan phải học tập Việt Nam và rất vui khi được gặp người Việt Nam. Nghe những lời đó, tôi thực sự xúc động và càng cảm thấy tự hào mình là người Việt Nam”, Trung tá Oanh hồi tưởng.
Cũng trong tháng 10, Trung tá Oanh còn thực hiện chuyến tuần tra ngắn tới Jobor - ngôi làng nhỏ thuộc bang Mangalla cách thủ đô Juba chừng 50 km. Chuyến đi bắt đầu lúc 6h00, xuất phát từ căn cứ Tomping. Lần này đồng nghiệp đi cùng chị là Jerry người Nigeria và Trung tá Ajang đến từ Cơ quan phối hợp quản lý và giám sát (JVMM) – đơn vị trung gian của Chính phủ Nam Sudan và Phái bộ UNMISS.

Trung tá Oanh chụp ảnh cùng Trợ lý ngôn ngữ tại Jobor, bang Trung Xích Đạo, Nam Sudan.
Trung tá Oanh chụp ảnh cùng Trợ lý ngôn ngữ tại Jobor, bang Trung Xích Đạo, Nam Sudan.
“Khi đến Jobor, chúng tôi được gặp Trưởng làng nhưng ông ấy không nói được tiếng Anh nên cho gọi một phiên dịch là một thanh niên trẻ 24 tuổi. Trưởng làng đã rất xúc động khi kể về 2 người con trai của ông ta bị bắt cóc cách đây nhiều năm. Tôi thấy rõ sự tuyệt vọng trong mắt ông. Rồi đến lượt chúng tôi giới thiệu về mình. Trưởng làng nói ông ấy không biết về Việt Nam nhưng một số người đi cùng ông thì lại khá biết về Việt Nam. Mọi người cứ hình dung là đang ở nơi đất khách quê người mà có người biết và nói về đất nước quê hương mình thì cái cảm giác gần gũi và vui sướng dâng trào như thế nào. Tự hào nhất là họ biết về Việt Nam qua truyền thống lịch sử hào hùng đấu tranh giành độc lập. Vì là chuyến đi tuần tra ngắn ngày đầu tiên chưa có kinh nghiệm nên tôi không đem theo gì, chỉ có mấy sticker cờ Việt Nam trong túi nên lấy ra tặng Trưởng làng. Tôi nói với Trưởng làng đây là cờ Tổ Quốc tôi, món quà nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Ông giữ nó để biết rằng chúng tôi-người Việt Nam đã đặt chân tới ngôi làng của các ông và luôn mong muốn hoà bình sẽ mãi ở nơi đây cũng như cuộc sống của dân làng ông ngày càng thịnh vượng”, Trung tá Oanh viết trong cuốn nhật ký tuần tra.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Rồi đến chuyến tuần tra ngày 20/10/2021. Khi đó, nhóm của Trung tá Oanh vào văn phòng gặp trực ban người Ấn Độ để nhờ họ in bản đồ của thủ đô Juba đồng thời là thành phố lớn nhất Nam Sudan. “Cứ nghĩ thế là xong nhưng Frank (đồng nghiệp người Đức) gọi tôi lại, nói đem bản đồ ra trải lên nắp thùng xe và chỉ đường để cậu ta lái xe tới WFH. Trời ơi, chết tôi rồi, cái vụ chỉ đường là tôi dốt nhất. Chúng tôi tiếp tục đi, đến các ngã ba, ngã tư, thực sự  rất khó xác định vì trong bản đồ với ngoài thực địa có sự chênh lệch, phát sinh nhiều nhánh nhỏ…

Trung tá Oanh cùng các đồng nghiệp chụp ảnh lưu niệm với các nhân vật quan trọng của làng Jobor.
Trung tá Oanh cùng các đồng nghiệp chụp ảnh lưu niệm với các nhân vật quan trọng của làng Jobor.
Thấy chỗ nào khó phát hiện và không có dấu hiệu rõ ràng, tôi hỏi Frank nhưng anh ta chỉ cười và nói: “Tôi không biết, bạn là chỉ huy, tôi chỉ là lái xe”. Lúc đó tôi thực sự lúng túng, phải căng hết mắt nhìn đường, bản đồ rồi phán đoán. Tôi nhớ trên đoạn đường đi, chỉ có hai lần tôi không phát hiện ra đường nên đã để đi quá lối rẽ nhưng rất may sau đó kịp thời nhận ra và yêu cầu Frank quay xe lại. Cuối cùng, chúng tôi cũng tới được đích. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là sự chuyên nghiệp. Frank rất thông thuộc tuyến đường này và khi biết tôi chỉ sai anh ta cũng không nói hay hỏi gì bởi anh muốn luyện cho tôi sự tập trung cùng óc phán đoán”, Trung tá Oanh kể…
Cho đến cuối tháng 12/2021, Trung tá Oanh đã thực hiện hơn 10 chuyến tuần tra các loại. Mỗi chuyến đi với chị đều là những trải nghiệm tuyệt vời. Đồng nghiệp đều là người có kinh nghiệm, đã hướng dẫn chị rất chi tiết từ cách làm như thế nào để ghi lại các tọa độ trên máy bộ đàm; cách báo cáo về sở chỉ huy qua từng chặng đường…
“Đặc biệt, với chuyến tuần tra ngày 9/11/2021, tôi càng thấm thía câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” và “Tri thức không khi nào được coi là đủ”. Đây là chuyến đi tuần tra ngắn ngày với sự tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức như quân đội, cảnh sát, dân sự… đầu tiên mà tôi tham gia. Chúng tôi xuất phát lúc 8h00 để tới Wunuliet -một làng cách thủ đô Juba 35km, nơi có vị trí đóng quân của Quân đội phe đối lập (SPLA-IO). Trên đường đi, chúng tôi phải vượt qua một cái đập tràn. Trận mưa lớn đêm hôm trước làm nước tại đập tràn khá cao. Đứng bên này đập nhìn xuống tôi chỉ thấy toàn nước và nước, không biết nông sâu ra sao, có “hố voi”, “ổ gà” gì không và nước có chảy xiết không?...
Đi thêm một quãng nữa, chúng tôi rẽ vào nhánh đường nhỏ hai bên là rừng cây bông lau cao tới vài mét, qua cả đầu người, đi mà không nhìn thấy đường phía trước như thế nào. Lác đác có người dân đứng nép mình vào các gốc lau để tránh cho đoàn xe đi. Trước mặt thì không nhìn thấy đường, dưới đất thì chỗ nước ngập sâu, chỗ sình lầy trơn trượt, xe phải cài cầu mới đi được. Đi khoảng gần chục km thì vào tới vị trí đóng quân của SPLA-IO. Đội bảo vệ phải đứng ngoài cách vị trí chừng 300m. Còn lại 8 người thuộc các thành phần quân đội, cảnh sát, dân sự mới được phép vào trong. Chúng tôi đi qua hai hàng lính lăm lăm trong tay khẩu súng dài, ngắn đủ cả, trông thật dữ dằn để vào một căn phòng nhỏ mà thực ra là một túp lều tranh). Ở đó, một Thiếu tướng, Chỉ huy Phân khu 8 và các thuộc hạ đã ngồi chờ sẵn. Bên trong lều tối om, không nhìn rõ mặt người, hai bên có khoảng gần 20 người. Nhìn chung, không khí buổi gặp hôm đó rất ngột ngạt.
Ngồi xuống ghế thì đầu tôi gần chạm mái. Ngẩng lên nhìn, vô số các tổ ong treo lủng lẳng, các chú ong đang vo ve xung quanh. Cuộc gặp bắt đầu lúc 10h15 với màn tự giới thiệu về mình của từng thành viên. Trên cương vị quan sát viên quân sự, tôi cần phải nghiên cứu kỹ trước tình hình để luôn là người đứng giữa, không thiên vị và hết sức thận trọng trong việc quan sát, phân tích và đánh giá trong các báo cáo sau khi đi tuần về. 
12h15 cuộc họp kết thúc, đoàn tuần tra quay trở về căn cứ. Một chuyến đi khá vất”, Trung tá Oanh nhớ lại. 
Sông Thương (cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.